Thứ Ba, 12 tháng 10, 2010

Bài # 18: "Hết thảy chúng ta: Một Thân Thể"



Bài Tín Điều Các Sứ Đồ
Hết thảy chúng ta: Một Thân Thể

“Sự cảm thông của thánh đồ”
Hêbơrơ 12:1

“Thế thì, vì chúng ta được nhiều người chứng kiến vây lấy như đám mây rất lớn, chúng ta cũng nên quăng hết gánh nặng và tội lỗi dễ vấn vương ta, lấy lòng nhịn nhục theo đòi cuộc chạy đua đã bày ra cho ta” (Hêbơrơ 12:1).
Vào năm 1979, John Bass đã phỏng vấn Ronald Reagan khi ông sửa soạn cuộc chạy đua vào chức vụ Tổng thống chống lại Jimmy Carter. Sau đây là một phần trong cuộc phỏng vấn đó:
John Bass: Thưa Thống đốc Reagan, có phải ông cảm thấy về nhu cần phấn hưng thuộc linh ở Hoa kỳ không?
Ronald Reagan: Đúng thế. Thời điểm đã đến để xây lại với Đức Chúa Trời và xác nhận lại lòng tin cậy của chúng ta nơi Ngài cho sự chữa lành của nước Mỹ. Chúng ta cần phải hiệp lực lại tái xưng nhận các nguyên tắc quan trọng từng có trong truyền thống Do thái-Cơ đốc và theo Kinh thánh. Là một Cơ đốc nhân, tôi tự mình cam kết lo phần của mình trong công việc nầy. Xứ sở của chúng ta đang ở trong chỗ có cần và sẵn sàng cho cơn phấn hưng thuộc linh dựa theo sự phục hòa trong tâm linh — trước tiên con người với Đức Chúa Trời, rồi tới con người với con người.
John Bass: Có phải ông có một câu Kinh thánh mà ông rất ưa thích?
Ronald Reagan: Đúng đấy. Giăng 3:16: “Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con Một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy, không bị hư mất, mà được sự sốn đời đời”.
John Bass: Về mặt riêng tư, thì câu Kinh thánh nầy có ý nghĩa gì với ông?
Ronald Reagan: Câu ấy có nghĩa là, sau khi tiếp nhận Đức Chúa Jêsus Christ làm Cứu Chúa của tôi, tôi có lời hứa của Đức Chúa Trời về sự sống đời đời ở trên trời, cũng như sự sống dư dật ở đây trên đất mà Ngài đang hứa với mỗi một người chúng ta ở Giăng 10:10.
John Bass: Ông có nghĩ Kinh thánh có nguồn gốc thiêng liêng không?
Ronald Reagan: Tôi chưa hề nghi ngờ về điều đó. Làm sao ông viết được các lời tiên tri trong Cựu Ước hàng trăm năm trước khi Đấng Christ ra đời với từng khía cạnh về sự sống, sự chết, và Ngài là Đấng Mêsi? (nguồn: Ronald Reagan: Nhân vật của Đức Tin, trích dẫn từ trang web Internet).
Và mới hôm qua đây, vào đêm kỷ niệm lần thứ 60 ngày đồng minh đổ bộ vào miền Bắc nước Pháp, Ronald Reagan đã qua đời ở tuổi 93, với gia đình ở bên cạnh ông. Mặc dù bị những kẻ hay phê phán công kích kịch liệt, công chúng Mỹ rất mến mộ ông. Ông lớn lên ở Dixon, bang Illinois, và ông không hề quên những thời điểm khởi đầu rất khiêm hạ của mình. Vào lúc cung hiến Thư viện Tổng Thống Ronald Reagan vào năm 1991, ông đã phản ảnh lại về những ngày đầu sớm sủa ấy. Khi nói tới mẹ của ông, ông nói: “Tôi nhớ tới một phụ nữ dáng thấp người với mái tóc màu nâu vàng và tánh tình lạc quan không thể dập tắt được. Tên của bà là Nelly Reagan và bà đã hết lòng tin rằng chẳng có một việc gì là tình cờ trong đời nầy. Mọi sự đều là chi tiết trong chương trình của Đức Chúa Trời”. Và ông nói tới thị trấn nơi ông lớn lên: “Những người láng giềng của tôi không hề xấu hổ khi quì gối cầu nguyện với Đấng dựng nên họ, họ cũng không bối rối khi cổ họng họ như nghẹn tắc lại khi quốc kỳ nước Mỹ bay phấp phới. Không một người nào ở Dixon, bang Illinois từng đốt một lá cờ và chẳng có ai ở Dixon sẽ dung chịu về việc làm ấy”.
Khi ông thông báo cho cả nước biết vào năm 1994 rằng ông bị chứng Alzheimer, ông kết thúc bài diễn văn của mình với mấy lời nầy: “Khi Chúa gọi tôi về quê hương, dù đó là ngày nào, tôi sẽ ra đi với tình yêu sâu đậm nhất dành cho xứ sở nầy của chúng ta và lạc quan mãi về tương lai của xứ sở ấy. Giờ đây, tôi bắt đầu chuyến hành trình sẽ dẫn tôi vào buổi xế chiều của cuộc đời tôi. Tôi biết rõ, đối với nước Mỹ luôn luôn sẽ có một buổi bình minh rạng rỡ ở phía trước”. Phát biểu từ Paris tối hôm qua, Tổng thống Bush đã kết thúc phần nhận định của ông về Tổng thống Reagan như sau: “Ông ấy luôn luôn nói cho chúng ta biết rằng đối với Hoa kỳ, điều tốt nhứt sắp sửa xảy đến. Chúng ta hãy yên ủi mình trong sự hiểu biết rằng điều nầy cũng là rất thật đối với ông ấy. Công tác của ông ấy đã xong rồi, và giờ đây một thành phố rạng ngời đang chờ đợi ông ấy”.
Ông là một Cơ đốc nhân, một chính trị gia và ông là một trong những vị Tổng thống lỗi lạc của thế kỷ thứ 20. Ông đã làm mọi sự tốt lành cho nước Mỹ. Ông phục hồi lòng tin cậy của xứ sở chúng ta và giúp chúng ta cảm thấy tốt lành về xứ sở của chúng ta một lần nữa. Tôi chẳng hồ nghi, và biết rõ ông đang ở trong thiên đàng hôm nay. Tôi nói như thế không phải vì các quan điểm chính trị của ông, và không phải vì những thành tựu của ông, mà vì cớ đức tin của ông đặt nơi Đức Chúa Jêsus Christ. Ông là một nhân vật quyền lực nhất trên thế giới, nhưng hôm qua ông đã đến tại mức cuối của cuộc chiến lâu dài với chứng bịnh Alzheimer, không phải như một nhân vật đầy quyền lực, mà là một tội nhân được cứu bởi ân điển.
Hội thánh vượt thời gian
Bài Tín Điều Các Sứ Đồ chép: “Tôi tin sự cảm thông của thánh đồ”. Vì lời lẽ nầy xuất hiện gần phần cuối của bài tín điều, chúng ta có khuynh hướng liếc sơ qua chúng, nhưng chúng ta không nên làm thế vì chúng dạy chúng ta một điều quan trọng về Hội thánh Cơ đốc. Trong hai tuần qua, tôi đã nhấn mạnh rằng Hội thánh không phải là một tòa nhà hay một hệ phái; Hội thánh là con người. Chúng ta cũng học biết rằng Hội thánh vừa là Hội thánh địa phương cũng là Hội thánh phổ thông. Chúng ta hôm nay nhóm lại như một Hội thánh địa phương, một Hội chúng đặc biệt nhóm lại ở số 931 đường Lake ở thị trấn Oak Park, bang Illinois mỗi sáng Chúa nhựt. Bạn có thể tìm được nhiều nhà thờ lớn nhỏ giống như chúng tôi trong từng xứ sở trên thế giới. Cũng có một ý thức trong đó “hội thánh” đề cập tới tất cả các tín đồ thật tan rãi khắp nơi trên từng quốc gia. Trong khi nghiên cứu về bài giảng nầy, tôi rất thích thú khi khám phá ra rằng cụm từ “sự cảm thông của thánh đồ” là phần thêm vào sau trong Bài Tín Điều Các Sứ Đồ. Nó được thêm vào vài thế kỷ sau cụm từ “hội thánh phổ thông”. Cần phải suy gẫm chính xác cụm từ nầy nói gì khi được thêm vào ở đây. Vào ngày thứ Sáu, Brian Ondracek gọi điện cho tôi trao đổi về trình tự của buổi thờ phượng và trong cuộc trao đổi ấy, ông cung ứng cho tôi một chìa khóa quan trọng cho cụm từ nầy. Ông nói như sau:
Hội thánh phổ thông dạy cho chúng ta rằng Hội thánh ấy trải khắp toàn cầu.
Sự cảm thông của thánh đồ dạy chúng ta rằng hội thánh vượt thời gian.
Vì vậy, chính xác thì cụm từ “sự cảm thông của thánh đồ” có ý nói tới điều gì? Chúng ta hãy phân tích cụm từ ấy. Chữ “cảm thông” dịch từ Hylạp koinonia. Đấy là một từ rất phổ thông trong Tân Ước, có ý nói mối thông công hay tình bằng hữu. Nó có ý nói phải chia sẻ với nhau trong một mối quan hệ mật thiết. Trong Hylạp đời thường, chữ nầy được sử dụng để nói tới một cuộc hôn nhân, một sự cộng tác làm ăn, một cộng đồng, hay một quốc gia được trói buộc với nhau bởi các mục tiêu chung. Cao hơn hết, chữ nầy áp dụng cho tình bạn. Công Vụ các Sứ đồ 2:42 sử dụng từ ngữ nầy để mô tả tình trạng gần gũi, mật thiết của các Cơ đốc nhân đầu tiên, họ sống chung với nhau, ăn chung với nhau, và chia sẻ dùng chung mọi sự với nhau.
Từ ngữ “thánh đồ” có ý nói “người thánh”. Trong Tân Ước, từ ngữ “thánh đồ” là một chữ đồng nghĩa nói tới “Cơ đốc nhân” hay “tín đồ”. Sứ đồ Phaolô sử dụng từ ngữ “thánh đồ” trong vài thư tín của ông để mô tả các tín hữu bình thường. Ông đã viết thư gửi cho các thánh đồ ở Rôma và cho các thánh đồ ở thành Côrinhtô và cho các thánh đồ ở thành Êphêsô và cho các thánh đồ ở thành Philíp. Đối với nhiều người trong chúng ta, một “thánh đồ” đề cập tới một Cơ đốc nhân phi thường, một người được xem là kinh điển bởi Hội thánh Rôma. Nhưng Tân Ước không hề sử dụng từ ngữ theo cách ấy. Từ ấy luôn luôn áp dụng cho tất cả các tín đồ. Tôi giảng mỗi năm một lần ở Trung Tâm Hội Nghị Word of Life ở Hudson, Florida. Trong mấy năm gần đây, cũng chính một người đến đưa đón chúng tôi tại phi trường. Tôi không thể nhớ tên của ông ấy, nhưng tôi không bao giờ quên được ông ấy, vì ông ấy luôn luôn chào tôi theo cùng một cách: “Hello, thánh đồ!” Không phải “Hello, Mục sư Ray”, mà là “Hello, thánh đồ!” Ông chào mọi người theo cách ấy. Đấy là cách chúng ta nhận biết ông ấy: Ông ấy là người hay có lối chào “Hello, thánh đồ”. Và ông ấy hoàn toàn theo Kinh thánh trong cách sử dụng từ ngữ vì chúng ta tất cả đều là thánh đồ của Đức Chúa Trời. Đúng là thích hợp hoàn toàn khi nói tới “Thánh Jane” hay “Thánh Jeff” hoặc “Thánh Martha” hay “Thánh Don” hoặc “Thánh Fred”. Nếu bạn biết Chúa Jêsus, bạn là một thánh đồ thật của Đức Chúa Trời.
Khi nói rằng chúng ta tin vào sự cảm thông của thánh đồ, thì có nghĩa là chúng ta tin ở đó đang tồn tại một mối quan hệ mật thiết giữa những tín đồ thật trong Chúa Jêsus. Chúng ta có thể nói theo cách nầy: Những ai thuộc về Chúa Jêsus đều thuộc về tôi, và tôi thuộc về họ. Tôi rút ra một kết luận từ điều nầy: Mối thông công của chúng ta cần phải rộng rãi giống như toàn bộ thân thể của Đấng Christ vậy. Đúng là niềm vui của tôi trong hơn 15 năm qua, tôi nhìn thấy Đức Chúa Trời mở rộng các đường chân trời của riêng tôi trong khu vực nầy. Tôi đã khám phá ra niềm vui ấy vì Đức Chúa Trời đã rãi dân sự của Ngài ở nhiều nơi rất là bất thường. Và tôi học biết được rằng có nhiều cách khác nhau để thờ phượng Đức Chúa Trời bằng tâm thần và lẽ thật. Tôi học biết phải tổ chức buổi khiêu vũ thờ phượng nho nhỏ ở trung tâm YWAM tại Belize. Tôi đứng với John Sergey và quan sát một nghi thức tế lễ của Giáo hội Chính Thống Hylạp ở St. Petersburg, nước Nga. Tôi vỗ tay và vui đùa với các tín hữu sốt sắng người Haiti trong một chiến dịch truyền giảng Tin Lành. Tôi đã giảng ở một Hội thánh Tin Lành trên bờ sông Volga và đã hiệp thờ phượng với Hội thánh King of Kings, một hội chúng đầy năng quyền chú về Đấng Mêsi, nhóm lại tại Hội YMCA ở thành Jerusalem. Khi chúng tôi đến viếng Greg và Carolyn Kirschner ở Jos, Nigeria cách đây mấy năm, hội thánh chúng tôi nhóm lại với họ có một của dâng đặc biệt vào ngày Chúa nhựt ấy để gây quỹ xây nhà thờ. Thay vì đưa đĩa tiền dâng đi theo cách chúng tôi thực hiện ở Hoa kỳ, họ gọi người ta tiến đến phía trước theo từng nhóm một rồi đặt của dâng vào một cái bình kim loại thật to ở phía trước nhà thờ. Vì thế, đang khi chúng tôi hết thảy đều đứng, vỗ tay, ca hát, các nhóm khác nhau đã tiến đến phía trước vừa ca hát vừa nhảy múa, đem theo của dâng cùng với họ. Khi thời điểm dành cho các cấp lãnh đạo Hội thánh tiến đến phía trước, tôi đứng dậy rồi cùng đi với họ, tôi vừa đi vừa nhảy múa khi tiến đến phía trước cùng với của dâng của mình. Thành thực mà nói, việc “nhảy múa” của tôi chẳng khác gì hơn đi từng bước tới phía trước mà thôi — và tôi chẳng giỏi lắm về việc ấy, nhưng tôi đã làm thế, và tôi vui thích với việc ấy. Đức Chúa Trời liên tục rút tôi ra khỏi khu vực an nhàn của tôi trong mấy năm qua để tỏ cho tôi thấy rằng gia đình tôi còn lớn lao hơn tôi từng tưởng tượng nữa.
Tin lành dành cho mọi người
Rôma 1:16 rất là nâng đỡ ở chỗ nầy: “Thật vậy, tôi không hổ thẹn về Tin Lành đâu, vì là quyền phép của Đức Chúa Trời để cứu mọi kẻ tin, trước là người Giu-đa, sau là người Gờ-réc”. Cụm từ sau cùng trình bày chiều kích phổ thông của Tin lành. Người Do thái là tuyển dân của Đức Chúa Trời. Mặc dù hầu hết người Do thái không trở thành môn đồ của Đấng Christ, tin lành vẫn có quyền phép để cứu họ nếu họ chỉ tin mà thôi. Người “Gờ-réc” là dân Ngoại, nghĩa là, tất cả những dân không phải là Do thái. Không có gì phải ngạc nhiên, Phaolô đã chẳng hổ thẹn. Tin lành có quyền phép để cứu con người bất chấp những dị biệt đang phân cách chúng ta. Tin lành có quyền phép để cứu bất chấp:
Chủng tộc
Học vấn
Tuổi tác
Thu nhập
Màu da
Lai lịch gia đình
Sở thích tôn giáo
Cấp độ đạo đức.
Tin lành của Chúa Jêsus có quyền phép dựng lên một cây cầu bắc qua vực sâu chủng tộc, học vấn, tuổi tác, địa vị trong xã hội, màu da, lai lịch gia đình, ngôn ngữ, văn hóa, và tất cả những việc đang phân cách dòng giống con người. Chúng ta đã nhìn thấy thoáng qua về điều nầy ở Oak Park cách đây hai năm khi hàng ngàn người trong chúng ta đã nhóm lại vào buổi lễ tưởng nhớ ngày 11/9 ở Mills Park. Đã có tín đồ hệ phái Luther, tín đồ Giám Lý, tín đồ Trưởng lão, Báptít và nhiều người không gia nhập Hội thánh nào trong số khán thính giả. Quí Mục sư từ các nhà thờ tin lành khác nhau đã hướng dẫn buổi lễ. Timothy Fung từ Hội thánh Bible của người Trung hoa đã hướng dẫn cầu nguyện khai lễ. Rodney Brown từ Hội thánh Fellowship Christian, Art Jackson từ Hội thánh Judson Baptist, Dean Leuking từ Hội thánh Grace Luther, Dave Steinhart từ Hội thánh Forest Park Baptist, và Dave Frederick từ Hội thánh Vineyard hết thảy đều sự phần. Một nhóm thiếu nhi từ nhiều hội thánh khác nhau đã trình bày đủ màu sắc. Fadge Pincham hát bài “The Star-Spangled Banner” và Dave Worth từ Hội thánh First Presbyterian trình bày Tin Lành. Kevin Thames thổi bài “Amazing Grace” với chiếc kèn túi. Chúng ta tôn vinh các đại biểu của cơ quan cứu hỏa và cảnh sát địa phương. Một ca đoàn và ban nhạc thật lớn hướng dẫn dân sự từ nhiều hội thánh hát bài: “Lord, Have Mercy”. Hàng ngàn người thắp nến lên khi chúng tôi hát bài “The Lord’s Prayer”. Chúng tôi kết thúc khi cùng nhau hát bài “America the Beautiful”. Trong 15 năm của tôi ở Oak Park, đây là một sự chứng tỏ long trọng nhất về sự hiệp một của Hội thánh của Đức Chúa Jêsus Christ.
Buổi lễ tưởng niệm 11/9 đã chứng tỏ quyền phép của tin lành vượt hết mọi hàng rào chủng tộc, ngôn ngữ, văn hóa và địa lý. Đôi khi chúng ta bị cám dỗ phải làm “dịu đi” tin lành để mở rộng mối thân hữu của chúng ta, nhưng ngược lại là gần gũi hơn với lẽ thật. Khi chúng ta khẳng định với tin lành, chúng ta có thể có mối thông công vui vẻ với dân sự của Đức Chúa Trời từ nhiều lai lịch khác nhau.
I. Chúng ta có mối thông công với Đấng Christ.
Chúng ta nhìn thấy điều nầy rất rõ ràng ở I Giăng 1:1-4: “Điều có từ trước hết, là điều chúng tôi đã nghe, điều mắt chúng tôi đã thấy, điều chúng tôi đã ngắm và tay chúng tôi đã rờ, về lời sự sống; vì sự sống đã bày tỏ ra, chúng tôi có thấy, và đang làm chứng cho, chúng tôi rao truyền cho anh em sự sống đời đời vốn ở cùng Đức Chúa Cha và đã bày tỏ ra cho chúng tôi rồi; chúng tôi lấy điều đã thấy đã nghe mà truyền cho anh em, hầu cho anh em cũng được giao thông với chúng tôi. Vả, chúng tôi vẫn được giao thông với Đức Chúa Cha, và với Con Ngài là Đức Chúa Jêsus Christ. Chúng tôi viết những điều đó cho anh em, hầu cho sự vui mừng của chúng tôi được đầy dẫy”. Mọi sự chúng ta làm đều dựa trên chính lẽ thật nầy. Chúng ta có mối giao thông với Đức Chúa Trời qua Con của Ngài, là Đức Chúa Jêsus Christ. Và chỉ trong Đấng Christ chúng ta mới có mối giao thông với nhau. Nếu bạn bỏ qua hay thu nhỏ điều nầy hoặc bưng bít nó, khi ấy chúng ta chẳng khác gì hơn một câu lạc bộ trong xã hội. Cái điều biệt riêng chúng ta đối với câu lạc bộ Rotary hay câu lạc bộ quốc gia, ấy là chúng ta có mối giao thông với Đức Chúa Trời. Hãy nhớ phần định nghĩa mà tôi đã trưng dẫn tuần vừa qua: Chúng ta là “cộng đồng siêu nhiên dân sự được chuộc của Đức Chúa Trời”. Hội thánh là mối thông công của những người nam người nữ nào có mối quan hệ cá nhân với Đức Chúa Jêsus Christ.
Đấy là toàn bộ mục đích của Tiệc Thánh. Chúng ta gọi đó là “thông công” vì nó tiêu biểu cho mối giao thông của chúng ta với Đấng Christ qua thân thể tan nát và qua huyết đổ ra của Ngài. Khi chúng ta nhận lãnh các yếu tố nầy, chúng ta bước vào trong mối giao thông cá nhân với Chúa của chúng ta. Và chúng ta dự phần vào mối thông công ấy với các tín hữu khác trong Đấng Christ.
II. Chúng ta có mối thông công với các thánh đồ ở trên đất.
Trở lại với I Giăng 1 trong một phút đi. Ở câu 7, ông thêm một chiều kích quan trọng vào những điều ông đã nói rồi: “Nhưng, nếu chúng ta đi trong sự sáng cũng như chính mình Ngài ở trong sự sáng, thì chúng ta giao thông cùng nhau; và huyết của Đức Chúa Jêsus, Con Ngài, làm sạch mọi tội chúng ta”. Tôi xem đây là “cùng nhau” khác đề cập tới cả Đức Chúa Trời và các tín hữu khác nữa. Bước đi trong sự sáng giúp chúng ta có mối giao thông với Đức Chúa Trời và với các tín hữu khác. Vì Đức Chúa Trời là sự sáng, và chúng ta là con cái của sự sáng, khi chúng ta bước đi trong sự sáng ấy, chúng ta là nơi Đức Chúa Trời ngự và là chỗ con cái Ngài sinh hoạt. Chúng ta không còn cô độc nữa trong bóng tối tăm tội lỗi và sự loạn nghịch. Chúng ta từng nắm bắt điều nầy rồi, tất cả những mối quan hệ của chúng ta sẽ được thay đổi. Chúng ta có thể là tội nhân, nhưng chúng ta là hạng tội nhân đã được cứu bởi ân điển của Đức Chúa Trời. Điều đó thay đổi cách chúng ta xử sự với người bạn đời và con cái của chúng ta. Và điều đó thay đổi phương thức chúng ta quan hệ với bạn bè và người thân của chúng ta. Chúng ta từng hiểu rõ mọi điều Đức Chúa Trời đã làm cho chúng ta, chúng ta công nhận: “Ấy chẳng phải là về tôi vì tôi không phải là trung tâm điểm của vũ trụ. Mà đó là cái với tới người khác trong danh của Chúa Jêsus”.
III. Chúng ta có mối thông công với các thánh đồ ở trên trời.
Hêbơrơ 12:1 nói tới vấn đề nầy khi câu ấy nói chúng ta bị vây lấy bởi một đám mây rất lớn những người chứng kiến. Hãy hình dung đấu trường Olympic ở thành Athens, Hylạp, ở đó trong mấy tuần lễ các lực sĩ từ mỗi quốc gia sẽ đầy dẫy trên đấu trường. Hãy tưởng tượng rằng bạn đang ngồi phía trên cao của đấu trường, nhìn xuống các lực sĩ khi họ thi đấu để lấy huy chương vàng Olympic. Có lực sĩ ném lao; nhiều người khác đang đẩy tạ. Ở đàng kia có người đang nhảy sào; chỗ nọ một nhóm vận động viên sắp sửa bước vào cuộc chạy marathon. Khán giả từ nhiều quốc gia đứng chật hết cổ vũ cho các vận động viên. Hêbơrơ 12:1 phác họa các thánh đồ ở trên đất trong đấu trường khi các thánh đồ trên trời ở chung quanh cổ vũ họ. Ngước nhìn quanh xem, bạn thấy Giacơ và Giăng, ở đàng kia là Phaolô, bạn nhìn thấy Phierơ và Giăng Mác ở không xa đó lắm. Khi bạn tiếp tục nhìn xem, bạn thấy những người thân của mình, họ đã qua đời trong Đấng Christ. “Bạn có thể thi đấu! Hãy tin cậy nơi Chúa Jêsus. Cứ tin đi”, họ hô to lên từ trời. Khi bạn cảm thấy như muốn bỏ cuộc, bạn có thể nghe họ đang kêu gọi bạn: “Đừng chịu thua trong lúc bây giờ. Bạn không còn xa đích lắm đấu”.
Các thánh đồ có thực sự nhìn thấy chúng ta trên đất không? Tôi không biết câu trả lời chính xác cho câu hỏi ấy, nhưng Hêbơrơ 12:1 ít nhất giúp chúng ta suy nghĩ đến họ như đang cỗ vũ cho chúng ta luôn. Và hình ảnh ấy là một phần trong sự cảm thông của các thánh đồ. Sự chết không thể phân rẻ chúng ta ra khỏi các thánh đồ ở trên trời. Ở điểm nầy, điều đó giúp chúng ta nhớ rằng thiên đàng không xa xôi lắm như chúng ta nghĩ đâu. Khi tôi còn nhỏ, tôi đã vẽ thiên đàng như một nơi xa tít thái dương hệ, một vùng đất kỳ diệu xa xôi lắm đến nỗi tôi phải cần đến một con tàu phóng bằng hỏa tiễn mới tới được đó. Hêbơrơ 12:22-24 hiến cho một bức tranh khác. Những câu nầy cho chúng ta biết đôi điều lạ lùng về những gì Tin Lành đã làm cho chúng ta:
“Nhưng anh em đã tới gần núi Si-ôn, gần thành của Đức Chúa Trời hằng sống, tức là Giê-ru-sa-lem trên trời, gần muôn vàn thiên sứ nhóm lại, gần Hội thánh của những con trưởng được ghi tên trong các từng trời, gần Đức Chúa Trời, là quan án của mọi người, gần các linh hồn người nghĩa được vẹn lành, gần Đức Chúa Jêsus, là Đấng trung bảo của giao ước mới, và gần huyết rưới ra, huyết đó nói tốt hơn huyết của A-bên vậy”.
Ba lần tác giả sử dụng cụm từ “anh em đã tới” [theo bản Kinh thánh Anh ngữ]. Từ ngữ Hylạp sát nghĩa có ý nói “tới gần”. Đây là một từ kép gồm có “tới” và “gần” hay “mặt đối mặt”. Từ kép ấy có ý nói tới việc đến trong sự hiện diện của ai đó hay cái gì đó. Chúng ta từng ở xa cách đối với Đức Chúa Trời, nhưng giờ đây ở trong Đấng Christ, chúng ta đã đến trong sự hiện diện của chính Ngài. Chúng ta từng ở xa, song giờ đây chúng ta sống trong sự hiện diện của các thiên sứ. Và giờ đây, trong Đấng Christ chúng ta đã bước vào trong sự hiện diện của các linh hồn người nghĩa đã được làm cho trọn vẹn — một tham khảo rõ ràng đến các tín đồ ở trên trời.
Hãy suy nghĩ về những điều ông đang nói tới:
Chúng ta không ở xa thiên đàng lắm đâu.
Chúng ta không ở xa các thiên sứ lắm đâu.
Chúng ta không ở xa những người thân của chúng ta ở trên trời lắm đâu.
Chúng ta không ở xa đối với Đức Chúa Trời lắm đâu.
Chúng ta không ở xa đối với chính mình Chúa Jêsus lắm đâu.
Thiên đàng là một nơi có thật, đấy là nơi mà Chúa Jêsus đang ngự ngay bây giờ, và nơi ấy chẳng xa chúng ta lắm đâu. Giữa chúng ta và thiên đàng có một bức màn mỏng gọi là sự chết. Đối với chúng ta, bức màn ấy dường như tối tăm và cấm đoán, nhưng trong Đấng Christ bức màn ấy đã trở thành cánh cửa mở vào thực tại đời đời. Có lẽ chúng ta sẽ nghĩ đến mọi thực tại đời đời chỉ là một chiều kích thực tại khác — không phải là thấy được bằng mắt thường đối với chúng ta trong đời nầy, mà gần gũi với chúng ta và xung quanh chúng ta mọi lúc mọi khi — giống như các thiên sứ đang vây quanh đạo quân của Israel mà Êlisê đã tỏ ra cho tôi tớ mình ở II Các Vua 6:15-17. Các thiên sứ đều có mặt ở đó trọn thời gian, nhưng tên đầy tớ không thể nhìn thấy họ cho tới chừng mắt hắn ta được mở ra.
Một vài bài thánh ca của chúng ta nói tới phương diện thông công nầy với các thánh đồ ở trên trời. Một câu trong bài “Nền Hội Thánh Trên Bàn Thạch Kiên Cố” nhắc tới mối thông công ấy thật rõ nét:
Đền thờ bởi tay người ta xây cất
Thần cao khiết trên trời không ngự vào,
Đền Ngài tối linh tuyệt vô trên đất
Đền hoa mỹ nhân tạo so kịp nào.
Cả khung trời không bao dung được Ngài!
Lạ thay Chúa thích ở trong nhân loại
Để cất một đền ở thân đây hoài
Bài thánh ca “For All the Saints” chứa một câu nói tới lẽ thật nầy:
Và khi cuộc chiến tới hồi kịch liệt, cuộc chiến lâu dài,
Thoáng nghe xa xa bài ca đắc thắng bên tai,
Rồi mọi lòng lại dũng cảm, và hai cánh tay nên mạnh.
Halêlugia, Halêlugia!
Nói như thế có nghĩa gì chứ? Sự chết không thể hủy diệt mối thông công của chúng ta với các thánh đồ của Đức Chúa Trời. Chúng ta là một với họ và họ là một với chúng ta. Tôi không có ý nói rằng chúng ta có thể giao thông với họ. Kinh thánh đặc biệt cấm đoán sự ấy. Khi bạn nhìn thấy nhân vật trên TV trong chương trình “Crossing Over” xưng mình nhận lãnh các sứ điệp từ kẻ chết, người ấy đang tự dối mình và dối người khác. Chúng ta không nói chuyện với hồn ma hay các sự hiện thấy hoặc chiêm bao hay thứ gì đó giống như vậy. Chúng ta có ý nói rằng các thánh đồ của Đức Chúa Trời hiện đang sống ở trên trời trong khi chúng ta còn sống ở trên đất. Và họ không cách xa chúng ta lắm đâu. Một ngày kia, chúng ta sẽ tái hiệp với họ. Họ đã đi khỏi tầm mắt thấy của chúng ta, nhưng họ chẳng qua khỏi tầm mắt của Đức Chúa Trời. Và họ chưa thực sự đi khỏi chúng ta đâu. Khi chúng ta ngợi khen Đức Chúa Trời sáng nay ở trên đất, họ hiệp cùng chúng ta trong sự ngợi khen Đức Chúa Trời ở trên trời. Đấy là “mối thông công ngọt ngào kín giấu” mà tác giả thánh ca đã có trong trí.
Những nhà thần học có khi nói tới sự chiến đấu của Hội thánh và sự đắc thắng của Hội thánh. Chúng ta là hội thánh chiến đấu vì những cuồng nộ của chiến trận ở quanh chúng ta mỗi ngày và chúng ta được kêu gọi phải tham dự đánh trận tốt lành và khoác lấy toàn bộ vũ khí của Đức Chúa Trời. Nhưng một ngày kia chúng ta sẽ hạ vũ khí xuống, chiến trường của chúng ta đã qua, và chiến thắng đã đạt được. Trong ngày vui sướng ấy, chúng ta sẽ hiệp vào chiến thắng của Hội thánh ở trên trời. Nhưng dù chúng ta còn ở đây trên đất hôm nay hay ở trên trời vào ngày mai, chúng ta vẫn là một chi thể trong Hội thánh của Đức Chúa Jêsus Christ.
Có một câu khác trong bài “For All the Saints” bện các tao lẽ thật khác lại với nhau:
Ôi sự cảm thông hạnh phước,
mối thông công thiêng liêng!
Chúng ta yếu đuối chiến đấu,
họ ở trong sự sáng láng vinh hiển;
Hết thảy đều là một ở trong Ngài,
vì hết thảy đều thuộc về Ngài.
Halêlugia, Halêlugia!
Vào năm 1981 khi Tổng thống Reagan gần như là bị ám sát, vị Mục sư của ông từ California đến gặp ông trong bịnh viện ở Washington, D.C. Mục sư Don Moomaw cầm lấy tay của vị Tổng thống rồi hỏi ông: “Ông với Chúa thể nào rồi?” Tổng thống Reagan đáp: “Mọi sự đều suông sẻ với tôi và Chúa”. “Làm sao ông biết được?” Câu trả lời rất quan trọng và rất đơn sơ: “Tôi có một Cứu Chúa”.
Đấy là chỗ khác biệt mà Đức Chúa Jêsus Christ đã làm ra. Khi bạn có một Cứu Chúa, bạn có thể đối mặt với chính sự chết của mình với lòng dạn dĩ và ân điển. Bạn có một Cứu Chúa chưa? Nếu bạn chưa có, hay nếu bạn không dám chắc, tôi khuyên bạn nên trao đời sống của mình vào trong tay của Đức Chúa Jêsus Christ ngay bây giờ đi. Hãy chạy đến thập tự giá. Hãy nắm lấy Đức Chúa Jêsus Christ. Hãy tin cậy Ngài làm Chúa và Cứu Chúa. Hãy cầu xin Ngài cất bỏ đi tội lỗi và ban cho bạn đời mới. Hãy đến với Đấng Christ ngay bây giờ và đời sống của bạn sẽ không còn như trước nữa đâu. Amen.

Bài # 21: "Luôn luôn là mùa xuân trên thiên đàng"



Bài Tín Điều Các Sứ Đồ
Luôn luôn là mùa xuân trên thiên đàng:
Tôi Tin Sự Sống Đời Đời

II Côrinhtô 5:8
Đây là sứ điệp sau cùng trong loạt bài giảng nói về Bài Tín Điều Các Sứ Đồ. Khi chúng ta khởi sự vào tháng Giêng, giờ đây đã có tuyết phủ trên mặt đất rồi. Chúng ta kết thúc vào ngày Chúa nhựt mùa hè nóng nực vào tháng Bảy. Chủ đề của Hội thánh chúng ta cho năm nay là “Trở Lại Với Những Điều Cơ Bản”, và câu gốc của chúng ta là Giuđe 20: “Hỡi kẻ rất yêu dấu, về phần anh em, hãy tự lập lấy trên nền đức tin rất thánh của mình”. Trong bài giảng đầu tiên của loạt bài nầy, tôi đã chỉ ra rằng “tự lập lấy” là một mạng lịnh đến từ Đức Chúa Trời. Sự tấn tới thuộc linh không phải là một sự chọn lọc dành cho người tin Chúa, và điều đó chẳng xảy đến do tình cờ đâu. Nếu bạn lớn lên trong Chúa năm nay, một là điều đó sẽ xảy ra hoặc nó sẽ chẳng đi tới đâu hết. Chúng ta được truyền cho phải tự lập lấy trên nền đức tin rất thánh của mình, nhưng sự tấn tới thuộc linh không phải là một trò ảo thuật. Sự tấn tới ấy đòi hỏi một sự cam kết long trọng từ phía chúng ta hoặc giả sẽ chẳng có chi hết.
Hôm nay, chúng ta đến với cụm từ sau cùng của bài tín điều: “Tôi tin … sự sống đời đời. Amen”. Để nắm bắt được lẽ thật nầy, chúng ta hãy cùng nhau suy nghĩ về cụm từ sau cùng của bài tín điều, câu nói sau cùng của bài tín điều, và là tư tưởng sau cùng dựa theo mọi sự mà chúng ta đã tiếp thu từ loạt bài nầy.
I. Cụm từ sau cùng của Bài Tín Điều Các Sứ Đồ — "Sự sống đời đời”
“Vậy tôi nói, chúng ta đầy lòng tin cậy, muốn lìa bỏ thân thể nầy đặng ở cùng Chúa thì hơn” (II Côrinhtô 5:8). Thắc mắc: Đâu là quê hương dành cho bạn? Hôm qua, Marlene và tôi đã đến cửa hàng của Dominick để mua sắm thức ăn cho quí Tư của chúng tôi. Khi chúng tôi đến với quầy dưa hấu, chúng tôi thấy một phụ nữ đang gõ vào những quả dưa hấu hết trái nầy đến trái khác. Bà ta gõ nhẹ, lắng nghe rồi giải thích cho một người bạn biết quả nào mọng nước và ngọt ngào khi lắng nghe âm thanh nơi những quả dưa hấu ấy. Trọn đời tôi đã nghe người ta nói về việc làm ấy, nhưng bản thân tôi không có khả năng làm điều đó. Vì vậy, tôi thường chăm chú quan sát rồi lắng nghe. Khi chúng tôi rời khỏi đó, tôi nghe bà ấy nói với người khác: “Tôi đã học được cách làm đó từ ông Nội tôi ở Alabama”. Vì thế, tôi xây lại nói: “Bà có ở Alabama sao?” “Thưa có”. “Tôi cũng ở đó đấy. Bà ở chỗ nào tại Alabama?” “Troy”. Khu vực ấy nằm ở phía Nam Alabama — là xứ trồng dưa hấu rất là ngon. Tôi thì ở phía bên kia của bang — ở góc tây bắc thì chẳng có nhiều dưa hấu lắm đâu. Không cần tôi phải thúc giục, bà chia sẻ một mảng câu chuyện trong đời sống của bà: “Tôi sinh ra ở Alabama và sống ở đó trong 21 năm. Tôi đã sống ở Chicago trong 18 năm, nhưng tôi chẳng quen biết nhiều về nó lắm đâu. Quá lớn, quá đông, quá nhiều người. Mỗi năm tôi về quê nhà ở Alabama trong một lần tụ họp gia đình, nhưng tôi không thể về trong năm nay”. Tôi dám nói bà ấy rất buồn về việc đó. Tôi nói: “Vậy bà đã học được về dưa hấu từ ông nội của bà ở Alabama”. Bà đáp: “Tôi đã học được nhiều thứ ở Alabama”. Tới đó, chúng tôi chia tay, nhưng tôi cứ suy nghĩ về những điều bà ta đã nói. Bà ta đã ở Chicago lâu rồi, song bà ấy không cảm nhận như đang ở quê nhà tại đây. Quê hương đối với bà ấy là ở Alabama kìa. Đấy là nơi gia đình bà sinh sống. Đấy là nơi chôn nhau cắt rốn của bà ta. Nếu bạn hỏi bà ấy: “Bà đến từ đâu?” có lẽ bà sẽ đáp: “Tôi sống ở Chicago, nhưng tôi đến từ Alabama”. Giả sử tôi cảm nhận về quê nhà cũng y như thế thôi.
Và hết thảy chúng ta đều hiểu mọi điều mà bà ấy muốn nói. Tháng tới là kỷ niệm lần thứ 15 tôi làm Mục sư, và năm thứ 15 tôi đã sinh sống ở Oak Park. Nếu người ta hỏi tôi sống ở đâu, tôi nói cho họ biết tôi sống ở Oak Park. Và tôi nói cho họ biết nhà cửa tôi ở tại Oak Park. Tôi nghĩ tôi cảm nhận mình đang ở tại quê nhà nhiều hơn người phụ nữ kia cảm nhận ở Chicago. Nhưng tôi không thấy mình đang ở quê nhà giống như nhiều người khác. Chicago là một thành phố xinh đẹp, một trong những phố thị lớn của thế giới, và người ta đến đây bởi hàng trăm ngàn hy vọng về một cuộc sống tốt đẹp hơn. Nhưng có một sự khác biệt giữa việc dời đến đây sinh sống và được sanh ra ở đây. Bạn có thể nhìn thấy điều đó trong nhiều phương thức, nhưng tôi nghĩ bạn có thể nhìn thấy điều đó rất rõ nét vào ngày cuối tuần nầy khi quảng trường White Sox và Cubs đầy ắp người ở Wrigley Field. Đó là chỗ dành cho các fan hâm mộ môn bóng chày, và đó là một chỗ thực sự dành cho người trọn đời sống ở Chicago. Tôi học được về tầm quan trọng của môn bóng chày ở Chicago rất sớm trong khi làm Mục sư ở đây. Trở lại năm 1989 đội Cubs lọt vào trận chung kết hiếm hoi vào cuối tháng Chín, và hầu như mọi người đều đổ về để lắng nghe Harry Caray tường trình trận đấu. Thậm chí đối với một người mới tới, đấy là những ngày đầy khích lệ. Tôi nói: “hầu như mọi người” đều đổ về. Phải, không phải là mọi người vì có đội khác nữa trong thành phố — đội South Side, đội White Sox. Một người từ Hội thánh kéo tôi qua một bên rồi giải thích cho tôi biết sự thể đã có từ những ngày xa xưa ấy. Bạn có thể là fan hâm mộ của đội Sox hay đội Cubs, ông ấy nói, hoặc bạn chẳng quan tâm gì đến môn bóng chày. Nhưng bạn không thể thực sự là một fan hâm mộ đội Cubs và đội Sox cùng một lúc được. Điều đó không thể khả thi được — và có lẽ như thế là trật đường rầy. Bạn phải chuẩn bị tâm tư của mình. Đối với tôi thì điều đó luôn luôn là thật đấy. Và tôi nhìn biết rằng thậm chí sau 15 năm, tôi chẳng phải là lỗi thời đâu, tôi ưa thích cả hai đội, nhưng tôi không sống và chết với đội nào cả. Ai thắng trận đấu chung kết trong loạt thi đấu thực sự đối với tôi không thành vấn đề.
Alabama, Montana, Oak Park
Robert Frost nói rằng “quê nhà là chỗ, khi bạn đến đó, họ phải mời đón bạn”. Oak Park cảm nhận như là quê nhà đối với tôi. Cái điều chạm đến tôi vào tuần nầy, ấy là tôi đã sống ở đây lâu hơn bất cứ đâu khác tôi đã ở trừ ra những năm tháng tôi lớn lên ở Alabama. Đã qua 30 năm kể từ khi tôi sống trong một thị trấn nhỏ ấy ở Alabama và khi tôi về đó, tôi biết rất nhiều người, nhưng có nhiều người giờ đây tôi chẳng quen và họ không biết tôi. Bố mẹ tôi được chôn cất trong nghĩa trang ở phía Tây thị trấn, điều nầy kéo tôi trở lại mãi nơi ấy, đến nơi mà tôi đã lớn lên.
Không phải là như thế với Marlene đâu. Nàng xuất thân từ Montana, và mặc dù nàng lớn lên phần lớn ở Arizona, Montana đối với nàng y như Alabama đối với tôi vậy. Đó là quê nhà, đó là nơi nàng đã chào đời, đó là nơi bà con của nàng đang sinh sống. Và điều đó lại khác với các con trai của tôi. Josh và Mark đều chào đời ở California, và Nick thì sanh ra ở Dallas. Nhưng nếu bạn hỏi chúng sinh sống ở đâu, chúng sẽ nói là Oak Park, và chúng muốn nói ra điều đó theo một tư thế khác hơn là Marlene và tôi nói. Đây là thị trấn mà chúng lớn lên ở đó. Đối với chúng nơi đây là Montana đối với Marlene và Alabama đối với tôi. Ba mươi hay bốn mươi năm tính từ lúc bây giờ, chúng vẫn sẽ trở lại chốn nầy, thị trấn nầy, và với con người riêng của chúng.
Từng hồi từng lúc tôi gặp gỡ những con người không xuất thân từ đâu cả. Họ đã sống ở nhiều nơi đến nỗi không một chốn nào là quê nhà đối với họ. Hay bạn sẽ nói rằng họ có nhiều quê. Nhưng nếu bạn có nhiều quê, thì thực sự bạn chẳng có một quê nào cả đâu. Và hết thảy chúng ta đều có kinh nghiệm quay trở về quê nhà, dù đó là ở đâu, và nhận ra rằng mình chẳng cảm xúc theo cách họ nhớ nhung nó. Tôi có thể quay lại với thị trấn nhỏ nơi tôi đã lớn lên, và tôi có thể đi xuống dốc con phố, mà chẳng có ai nhận ra tôi. Ngay khi bạn về quê, thì quê ấy không luôn luôn cảm nhận giống như là quê nhà đâu.
Đấy là những gì Hêbơrơ 13:14 nói tới, khi ở đó chép như sau: “Vì dưới đời nầy, chúng ta không có thành còn luôn mãi, nhưng chúng ta tìm thành hầu đến”. Bản Kinh thánh NLT dịch cụm từ đầu theo cách nầy: “Thế gian nầy không phải là nhà của chúng ta”. Và điều ấy đem vào tâm trí lời lẽ của một bài ca tin lành quen thuộc: “Thế gian nầy không phải là nhà của tôi, tôi chỉ là khách bộ hành. Của cải tôi được chất chứa đâu đó bên kia bầu trời xanh. Các thiên sứ vẫy tay đón tôi từ cánh cửa mở rộng của thiên đàng, và tôi không thể cảm thấy như đang ở nhà nữa trong thế gian nầy”. Thật quá đi chứ!
Thế gian nầy không phải là nhà của tôi. Victor Hugo đã nói chúng ta sử dụng 40 năm rời khỏi nhà, rồi 40 năm kế chúng ta về nhà. Chúng ta chào đời với câu nói “Hello” [chào], và phần còn lại của cuộc sống là một câu “goodbye” [vĩnh biệt] thật là dài. Tình bạn đến rồi đi, có người bước vào cuộc sống của chúng ta trong một thời gian ngắn rồi họ đi mất biệt. Chúng ta chuyển từ nhà nầy sang nhà khác, việc làm nầy sang việc làm khác, nhà thờ nầy sang nhà thờ khác, đôi khi chúng ta chuyển từ người bạn đời nầy sang người bạn đời khác, luôn luôn trông ngóng, tìm kiếm, hy vọng về một nơi mà ở đó chúng ta sau cùng sẽ cảm nhận như mình đang ở tại quê nhà vậy. Một nơi mà ở đó chúng ta có thể thoải mái và là chính mình. Nơi là chúng ta không cần phải giả vờ hoặc chịu khó gây ấn tượng với người khác. Ở đó chúng ta dám nói: “A, đây là nơi mà ta thuộc về”.
Thiên đàng là nơi Chúa Jêsus đang ngự
Đối với Cơ đốc nhân, nơi ấy được gọi là thiên đàng. Là một nơi có thật, đầy dẫy với những con người thực. Và ngược lại với dư luận, thực sự đấy không phải buổi thờ phượng kéo dài, không dứt. Còn sâu xa hơn cả thế nữa. Kinh thánh nói rằng khi chúng ta về đến thiên đàng, chúng ta sẽ được “ở với Chúa”. Nói như thế có nghĩa gì vậy? Chúa Jêsus phán với tên cướp trên thập tự giá: “Hôm nay ngươi sẽ ở với Ta trong nơi barađi” (Luca 23:43). Trọng tâm của thiên đàng là sự hiện diện của Chúa Jêsus. Thiên đàng là nơi Ngài đang hiện diện, và khi chúng ta có mặt trên thiên đàng, chúng ta sẽ ở với Ngài cho đến đời đời. Tuần lễ nầy tôi có mặt ở Atlanta trong mấy ngày để dự Hội Nghị Christian Booksellers. Vào ngày thứ Ba, tôi gọi Marlene và để lại một tin nhắn trên máy cho biết tôi đang hướng về nhà. Giờ đây, tôi không có ý nói rằng tôi đang hướng về ngôi nhà ở số 300 đại lộ Wesley ở Oak Park đâu. Đấy là nơi tôi sinh sống, nhưng khi tôi về nhà vào tối thứ Ba, tôi không bước vào và ôm lấy đống ra trải giường rồi nói: “Đống ra giường ơi, ta rất vui sướng khi nhìn thấy các ngươi”. Và tôi không nói với tấm thảm dưới sàn nhà kia: “Ôi, thảm ơi, ta nhớ mi nhiều lắm”. Ngôi nhà thật xinh đẹp, nhưng đây là nhà vì những người tôi yêu thương đang sống ở đó. Nhà đối với tôi là nơi họ đang ở đó, và nếu họ không có ở đó, thì dường như nó chẳng giống gì với “nhà” cả.
Cụm từ “sự sống đời đời” cho chúng ta biết nhà của chúng ta không phải trong thế gian nầy. Nhà của chúng ta là một chỗ khác kìa. Và chúng ta sẽ không thực sự ở tại nhà trong thế gian nầy vì chúng ta thường xuyên nói “goodbye” [vĩnh biệt] với những người mà chúng ta yêu nhiều nhất. Họ lìa khỏi chúng ta, hay chúng ta lìa khỏi họ. Con cái của chúng ta lớn lên, chúng rời khỏi nhà, chúng trở về để thăm viếng, và chẳng bao lăm chúng lại rời đi. Khi năm tháng trôi qua, những lần thăm viếng ấy mỏn lần đi. Sự thực ấy sẽ hiển nhiên bao lâu chúng ta còn sống trên hành tinh địa cầu nầy. Nếu bạn tìm kiếm một nơi mà ở đó bạn không phải nói câu “goodbye”, bạn sẽ không tìm được nó ở đó. Bạn sẽ phải đi đến một nơi khác. Tôi nghĩ Đức Chúa Trời sẽ lo liệu theo cách ấy với mục tiêu chúng ta xuất thân từ đâu thì chẳng thành vấn đề, chúng ta chưa hề thực sự cảm nhận là đang ở tại nhà dù là ở đâu. Những lời chào “goodbye” của đời nầy sẽ khiến cho chúng ta cảm thấy muốn bịnh khi ở trong thiên đàng.
Có một câu tôi muốn chia sẻ và rồi chúng ta sẽ tiếp tục. Khi Chúa Jêsus cầu nguyện trên phòng cao vào buổi tối trước khi Ngài chịu đóng đinh trên thập tự giá, Ngài công bố: “Vả, sự sống đời đời là nhìn biết Cha, tức là Đức Chúa Trời có một và thật, cùng Jêsus Christ, là Đấng Cha đã sai đến” (Giăng 17:3). Chúa Jêsus xác định sự sống đời đời là nhìn biết Đức Chúa Trời và nhìn biết Đức Chúa Jêsus Christ. Nếu bạn nhìn biết Chúa Jêsus, thế thì bạn có sự sống đời đời rồi. Chúng ta nghĩ sự sống đời đời có nghĩa là “sống đời đời”. Phải, nó có ý nói như thế đấy, nhưng nó còn nói nhiều hơn thế nữa. Sự sống đời đời tận cốt lõi của nó là một mối quan hệ. Sự sống đời đời không những là sống trong 100.000 năm và không hề chết. Nếu bạn nhìn biết Chúa Jêsus, bạn đang có “sự sống đời đời” ở đây và ngay bây giờ. Sự sống ấy bắt đầu ngay giây phút bạn tin, và nó tiếp tục ngay qua sự chết của bạn, và nó đưa bạn suốt con đường về đến thiên đàng.
Theo luồng gió thổi
John Eldredge chỉ ra rằng phần lớn Cơ đốc nhân đã có một thời khó nhọc với thiên đàng. Chúng ta xem đấy là một chương trình dự phòng, là điều sẽ xảy ra một thời gian dài tính từ bây giờ. Đồng thời, chúng ta bận rộn ra sức dựng nên một mảng thiên đàng ở trên đất. Nhưng chúng ta nhiều lần thấy thất vọng. Và khi chúng ta thành công, chẳng có điều chi kéo dài cho đến tận đời đời cả. Eldredge mô tả điều đó khá chua xót: “Đức Chúa Trời phải dẹp bỏ cái thiên đàng mà chúng ta dựng nên, hoặc nó sẽ trở thành địa ngục của chúng ta”. Có cả một sách trong Kinh thánh giải thích tư tưởng ấy. Sách ấy được gọi sách Truyền đạo. Solomon đã kinh nghiệm với đủ thứ mà cuộc đời hiến cho: tiền bạc, tình dục, của cải, rượu chè, phụ nữ, ca hát, tiệc tùng, học vấn, xây dựng, sách vỡ, quân đội, nhiều dự án vĩ đại và các khu vườn bao la. Ông đã nhúng tay vào mọi sự và trở thành nhân vật giàu có nhất trên thế gian. Đây là phần kết luận của ông: “Hư không của sự hư không. Thay thảy đều hư không” (Truyền đạo 1:1). Mọi thành tựu của ông đã lên tới một chỗ chẳng khác gì theo luồng gió thổi. Thậm chí ông còn nói: “Ta ghét đời sống” (Truyền đạo 2:17). Nếu ghét đời sống khiến cho bạn xây lại với Đức Chúa Trời, thì đó là một việc đáng phải nói ra.
Có bao giờ bạn lấy làm lạ tại sao có nhiều người phải ở chỗ tận cùng bằng số trước khi họ xây lại với Chúa không? Đấy chẳng phải là một sự ngẫu nhiên đâu — đấy là cách Đức Chúa Trời dựng nên mọi sự đó. Chúng ta nghĩ cuộc đời thực gồm những thứ chúng ta có và những gì chúng ta đạt được. Nhưng việc trèo lên đỉnh cao, chúng ta thấy dù là thành công vĩ đại nhất vẫn để chúng ta lại trống không ở bên trong. Cần phải tốn thật nhiều năm tháng cho một số người chúng ta nhận ra như vậy. Và bạn có thể nếm trải bốn hay năm sự nghiệp, hai hay ba cuộc hôn nhân trước khi bạn nhận chân ra như thế.
Cho phép tôi trình bày cho bạn thấy nhé:
1) Thế gian nầy không phải là quê hương thật của chúng ta, và chúng ta không bao giờ thực sự cảm thấy như đang ở nhà tại đây đâu.
2) Mọi sự trong cuộc sống là một lời “goodbye” thật dài.
3) Không một thứ chi trong đời nầy có thể làm thỏa mãn chúng ta theo cách trọn vẹn đâu.
4) Ngay cả những việc thực sự tốt lành mà chúng ta vui hưởng không được dài lâu.
5) Chúng ta nên tận hưởng các thứ tốt lành kia mà chẳng nắm giữ chúng vì chúng ta không thể giữ chúng cho đến đời đời được, cho dù là cách nào.
6) Chúng ta sẽ không thực ở tại nhà cho tới chừng chúng ta ở với Chúa trên thiên đàng.
7) Phần lớn chúng ta đều phải tiếp thu điều nầy bằng một phương thức rất khó nhọc.
8) Sự sống đời đời bắt đầu ngay giây phút chúng ta tin, chớ không phải ngay giây phút chúng ta qua đời đâu.
9) "Sự sống đời đời”“thiên đàng” hết thảy đang nói tới việc nhìn biết Chúa Jêsus.
10) Nếu chúng ta nhìn biết Chúa Jêsus, thiên đàng đã bắt đầu rồi cho chúng ta dù chúng ta chưa có mặt ở đó một cách trọn vẹn cho tới chừng chúng ta gặp Chúa Jêsus mặt đối mặt.
11) Cụm từ “sự sống đời đời” trả lời cho cả sự hư không của đời nầy và cho lẽ mầu nhiệm những gì xảy ra khi chúng ta qua đời.
Thomas Kelly bắt lấy lẽ thật nầy trong câu sau cùng của bài thánh ca nổi tiếng của ông: Praise the Savior, Ye Who Know Him [Hỡi những ai nhìn biết Ngài, hãy ngợi khen Cứu Chúa]:
Rồi đây chúng ta sẽ ở nơi mà chúng ta sẽ ở,
Chúng ta sẽ trở thành những gì
mà chúng ta phải trở thành,
Những việc ấy chưa tới
cũng chưa thành trong lúc bây giờ,
Không bao lâu nữa sẽ thuộc về chúng ta.
II. Chữ cuối cùng trong Bài Tín Điều Các Sứ Đồ — "Amen”
Vấn đề của chúng ta với chữ “Amen”, ấy là chúng ta nghe chữ ấy thường xuyên đến nỗi nó mất hết ý nghĩa đi. Đối với hầu hết chúng ta, “Amen” một là có ý nói: “Lời cầu nguyện đã xong” hay “Đến lúc ăn rồi”. Và khi chúng ta nhìn thấy nó ở cuối bài tín điều, thì nó giống như toa bếp ở cuối chiếc xe lửa vậy. Nó chỉ có ý nói bài tín điều giờ đây đã hết rồi. Nhưng các tác giả của bài tín điều còn có điều chi đó ở trong trí. Bản thân chữ nầy đến từ Cựu Ước và có ý nói: “Nguyện sẽ được như vậy” hay “tôi đồng ý” hoặc “Vâng, đây là sự thực”. Đây không phải là một từ dùng rồi bỏ đi đâu. Chữ “Amen” dạy chúng ta ba việc quan trọng:
A. Những việc nầy thực sự là thật. Với sự kính trọng đó, nói Amen thì giống như tổng thống ký vào một sắc lịnh rồi chuyển qua Thượng và Hạ viện. Chúng ta nói Amen vì bài tín điều là thật — và từng chi tiết của nó là thật.
Tôi tin Đức Chúa Trời Toàn năng là Cha —Amen!
Là Đấng dựng nên trời đất — Amen!
Tôi tin Jêsus Christ là Con độc sanh của Chúa chúng ta — Amen!
Được thai dựng bởi Đức Thánh Linh, sanh ra bởi nữ đồng trinh Mary — Amen!
Chịu thương khó dưới tay Bônxơ Philát — Amen!
Bị đóng đinh trên thập tự giá, chịu chết, và chôn — Amen!
Ngài xuống âm phủ — Amen!
Đến ngày thứ ba, Ngài từ kẻ chết sống lại — Amen!
Ngài thăng thiên, ngồi bên hữu Đức Chúa Trời Toàn Năng là Cha — Amen!
Từ đó Ngài sẽ trở lại để xét đoán kẻ sống và kẻ chết — Amen!
Tôi tin Thánh Linh — Amen!
Tôi tin Hội thánh phổ thông — Amen!
Sự cảm thông của thánh đồ — Amen!
Sự tha tội — Amen!
Sự sống lại của thân thể — Amen!
Và sự sống đời đời — Amen!
Hội thánh Cơ đốc nói “Amen” với toàn bộ bài tín điều và từng chi tiết trong bài tín điều vì những việc nầy thực sự có thật.
B. Sự thật đòi hỏi một đáp ứng của cá nhân. Chỉ nói hay đọc lại bài tín điều hết Chúa nhựt nầy đến Chúa nhựt khác là chưa đủ. Ở một điểm nào đó, bạn phải quyết định bạn có thực sự tin những điều bạn đang nói hay không!?! Sức mạnh của chữ “Amen” khiến bạn phải đưa ra một sự lựa chọn.
C. Lẽ thật hoàn toàn được gói ghém trong Chúa Jêsus. Bạn có biết chữ “Amen” là một trong những danh xưng của Chúa chúng ta trong Kinh thánh không? Ở Khải huyền 3:14 Ngài còn được gọi là “Đấng A-men, Đấng làm chứng thành tín chân thật”.
Nếu bạn nói Amen ở cuối Bài Tín Điều Các Sứ Đồ, bạn đang nói: “Lạy Chúa, những việc nầy là có thật và con thực sự tin chúng và con thực sự tin Đức Chúa Jêsus Christ là Chúa và là Cứu Chúa của con”. Đừng nói ra chữ ấy nếu bạn không có ý muốn nói như thế. Hãy lưu ý, bài tín điều bắt đầu với cụm từ “tôi tin”, và kết thúc với chữ “Amen”. Đây còn hơn là một câu nói chuyên về giáo lý nữa. Đây là lời công bố sự cam kết riêng tư của bạn đối với những gì bài tín điều chép. Bạn có thể nói: “Tôi tin”“Amen” với Bài Tín Điều Các Sứ Đồ không?
III. Tư tưởng sau cùng
Giờ đây, chúng ta đã hoàn tất với Bài Tín Điều Các Sứ Đồ. Chuyến hành trình sáu tháng của chúng ta khởi sự với Đức Chúa Trời và kết thúc với sự sống đời đời. Ở khoảng giữa, chúng ta đã chạm đến các lẽ đạo chính của đức tin chúng ta. Để biết chắc, chúng ta tin nhiều vào Bài Tín Điều Các Sứ Đồ, chớ chúng ta không tin kém hơn. Đây là phần tối thiểu Cơ đốc nhân luôn luôn tin theo, không còn rút bớt được nữa. Bài tín điều nhắc cho chúng ta nhớ rằng Cơ đốc giáo có một nền tảng về giáo lý. Mặc dù chúng ta nói nhiều về mối quan hệ cá nhân với Chúa Jêsus, đó còn hơn là một cảm xúc hay một kinh nghiệm cá nhân. Đây là mối quan hệ dựa trên lẽ thật đã được tỏ ra trong Kinh thánh. Tối thứ hai vừa qua ở Atlanta, tôi đến dự kỷ niệm “Banquet of Crossway Books” lần thứ 30. Một phần trong cuốn phim rút ngắn từ Francis Schaeffer đang nói về tầm quan trọng của việc đứng cho lẽ thật trong kỷ nguyên hòa bình và sung túc. Tôi được nhắc nhớ lại thể nào ông thực sự là một vị tiên tri. Ông đã nói trước vào giữa thập niên 70 rằng thời kỳ sẽ đến khi cái điều không thể tưởng được sẽ được nghĩ đến và thậm chí có thể chấp nhận trong xã hội của chúng ta. Lời lẽ của ông đã thành ra hiện thực trong thời buổi của chúng ta. Rồi đã có một đoạn phim ngắn nói tới Edith Schaeffer giờ đây bà đã 90 tuổi. Với giọng nói từ tốn, rõ ràng bà nói: “Việc duy nhứt là vấn đề: đó là sự thật”. Bà đã nói đúng về việc ấy.
Sự thật mới là vấn đề. Đấy là lý do tại sao tôi phải tốn đến 6 tháng để trải qua Bài Tín Điều Các Sứ Đồ. Tôi biết chúng ta đang sống trong một kỷ nguyên kình chống của lý trí, nhưng sự thật chính là vấn đề. Tôi nhìn biết rằng trong phong trào truyền giáo, chúng ta đã nâng cao kinh nghiệm cá nhân hầu như đến cấp độ của chính Kinh thánh, nhưng sự thật mới là vấn đề. Sự thật đứng cao hơn kinh nghiệm cá nhân của chúng ta và đứng trong sự xét đoán mọi ý kiến cá nhân chúng ta. Nếu chúng ta không biết lẽ thật, thế thì chúng ta sẽ làm mồi cho tất cả hệ tư tưởng giả dối trong thời buổi của chúng ta. Nếu chúng ta không dạy con cái chúng ta về lẽ thật, có nhiều người ở đàng kia kìa, họ sẽ sẵn lòng dạy cho chúng điều sai trái.
Lời lẽ sau đây đến từ phần cuối của bài giảng đầu tiên trong loạt bài nầy từ tháng Giêng. Dường như chúng rất thích ứng cho hôm nay hơn:
Sự nhầm lẫn về đạo đức và về thuộc linh trong thời buổi nầy hiến một cơ hội khó tin cho Hội thánh của Đức Chúa Jêsus Christ. Chính sự thật chúng ta đang sống trong bóng tối tăm thuộc linh như vậy cho thấy rằng khi sự sáng chiếu đến, nó thực sự soi sáng. Đừng ngã lòng bởi nổi khó của phần việc. Thay vì thế, chúng ta hãy lấy làm khích lệ bởi các cơ hội của thì giờ nầy. Phần việc của chúng ta là “Trở Lại Với Những Điều Cơ Bản” trong năm nay hầu cho chúng ta sẽ thực sự nhìn biết những điều chúng ta đang tin. Quả là một năm trọng đại khi chúng ta hành trình qua các lẽ đạo quan trọng của Kinh thánh. Tôi không thể chờ đợi để nhìn thấy những gì Đức Chúa Trời sẽ thực hiện.
Vì vậy, giờ đây chúng ta đang ở giữa chừng của năm. Tôi càng tin hơn nữa “sự thật mới là vấn đề”. Trong ba tuần, tôi bắt đầu phần nghiên cứu từng câu một qua sách I Phierơ để giúp chúng ta hiểu rõ sống cho Đấng Christ là thể nào trong một thế giới loạn nghịch. Sau mùa thu nầy, chúng ta sẽ đến với đề tài hôn nhân và gia đình, phần thách thức sống thanh sạch về đạo đức, và toàn bộ thắc mắc về hôn nhân đồng giới tính từ quan điểm nhận định của Kinh thánh. Tôi sẽ hướng tới đàng trước lo chia sẻ lẽ thật của Đức Chúa Trời với bạn và với cộng đồng của chúng ta.
Mãi cho tới khi ấy, hãy nhớ rằng bạn chưa sống trong nhà. Trong từng lời nói và trong từng hành động, hãy gây dựng đời sống của bạn trên Lời của Đức Chúa Trời, phải dạn dĩ vì cớ đức tin của bạn, và hãy hướng mắt nhìn xem Chúa Jêsus, với lòng nhận biết rằng một ngày kia bạn sẽ được ở với Chúa. Amen.

Bài # 20: "Giáo Lý Khó Tin Nhất"



Bài Tín Điều Các Sứ Đồ
Giáo Lý Khó Tin Nhất:

“Sự Sống Lại Của Thân Thể”
I Côrinhtô 15

Cách đây 13 năm, tôi có qua Nga sô cùng với John và Helen Sergey. Trong 17 ngày, chúng tôi đi từ Leningrad đến Moscow đến Sông Volga. Trong khi chúng tôi còn ở tại Leningrad (giờ đây là St. Petersburg), tôi có gặp Art DeKruyter, Mục sư sáng lập Hội thánh Christ ở Oak Brook, một vùng ngoại ô của Chicago cách vài dặm Tây Oak Park. Art không những đã sáng lập Hội thánh, nhưng ông còn ở lại làm Mục sư quản nhiệm trong hơn 30 năm trời. Dưới chức vụ của ông, Hội thánh lớn lên hơn 3.000 người đến nhóm lại. Ông và John Sergey là bạn thân và vì thế chúng tôi cùng đi với ông từ Leningrad đến Moscow. Art và tôi đã cùng ở chung trong một gian buồng nhỏ trên chuyến xe lửa đặc biệt chạy suốt cả đêm. Trong mấy giờ đồng hồ, chúng tôi cùng ngồi lại trao đổi với nhau. Khi Art hỏi không biết tôi có đọc Bài Tín Điều Các Sứ Đồ ở Hội thánh nhà không, tôi nói: chúng tôi không có đọc. Ông nói cho tôi biết rằng họ đã đọc bài ấy mỗi Chúa nhật tại Hội thánh Christ và ông nghĩ đấy là một việc tốt lành nếu chúng ta làm y như thế tại Hội thánh nhà đây. Ông công bố rằng những người nam người nữ hiện đại đều cần phần kỷ luật cho lý trí khi đọc Bài Tín Điều Các Sứ Đồ mỗi Chúa nhật vì nó góp phần như một phương thuốc chữa cho sự vô tín thế tục đang thịnh hành và hình thái phê bình đang hùng hổ mà họ đối diện với mỗi ngày. Art nói, có một cụm từ trong bài tín điều mà dân sự của chúng ta cần phải thốt ra mỗi Chúa nhựt: “Tôi tin … sự sống lại của thân thể”. Đấy là cụm từ khó tin nhứt vì nó đi ngược lại với mọi sự chúng ta được dạy dỗ và mọi sự chúng ta nhìn thấy tận mắt mình. Chúng ta dự nhiều đám tang; sự sống lại sau cùng đã xảy ra cách đây 2.000 năm. Và nếu bạn rời bước khỏi ngôi mộ của một người thân, bạn biết thực tại khó chịu của sự chết có thể làm xói mòn đức tin của bạn là dường nào! Chúng ta cần phải đọc bài tín điều để tự nhắc nhớ mình, rằng chúng ta tin sự chết sẽ chẳng có sự đắc thắng sau cùng. Chúng ta tin vào một việc tuyệt đối là quan trọng — sự sống lại của thân thể.
Sự chết là nan đề cơ bản của con người. Nó là sự sợ hãi lớn lao nhất của chúng ta, là toàn bộ hết thảy những nổi sợ khác. Bạn có thể nhìn thấy nổi sợ ấy trong cách thức chúng ta lo liệu cho kẻ chết. Một ngành hoàn toàn là công nghiệp đã phát triển giúp đỡ chúng ta xử lý với sự chết. Khi một người chết đi, chúng ta làm hết sức mình để khiến cho chúng ta nhìn thấy họ như chưa chết. Có nhiều lần tôi nghe nói có người đứng gần bên quan tài rồi nói: “Bà ấy trông rất là tự nhiên”. Đúng vậy, không, bà ta giống như đã chết rồi. Nhưng sự chết rất đáng sợ, sau cùng, thật kinh khủng, gây sốc cho ý thức của chúng ta, đến nỗi chúng ta thậm chí không thể nói được một lời nào hết. Chúng ta nói rằng ai đó “qua đi” hay “quá cố”. Không cứ cách nào đó thì nói như thế làm cho cú đấm nhẹ đi một chút. Tôi hiểu rõ nhu cần phải sử dụng cách nói trại đi một chút khi một người thân qua đời. Và tôi tin công nghệ cho đám tang đóng một vai trò quan trọng trong việc đem lại sự yên ủi cho gia đình tang quyến. Nhưng dù chúng ta đã làm hết sức mình để che đậy thực tế ấy, sự chết đứng như một thực tại rất khắc nghiệt, Tử Thần chẳng sớm thì muộn, hắn đến thăm viếng từng nhà một.
Và vì vậy, chúng ta phải mặt đối mặt với một thắc mắc mà các triết gia, những nhà thần học hay đưa ra, và đặc biệt bởi các gia đình đau khổ, một thắc mắc mà Gióp đã đưa ra cách đây nhiều ngàn năm: “Nếu loài người chết, có được sống lại chăng?” (Gióp 14:14). Hãy xem xét cách Phaolơ đối diện với chính câu hỏi ấy ở I Côrinhtô 15:32b: “Nếu kẻ chết chẳng sống lại, thì hãy ăn, hãy uống, vì ngày mai chúng ta sẽ chết!”. Nếu … Nếu … Nếu … Nếu kẻ chết chẳng sống lại, thì tại sao không sống như thế chứ? Tại sao không tận hưởng chứ? Tại sao phải lo đi nhà thờ chứ? Tại sao phải chịu khổ cho Đấng Christ nếu cuộc sống nầy chỉ có từng ấy thôi? Tại sao phải hầu việc Chúa nếu sự chết kết thúc mọi sự? Sâu lắng trong linh hồn của chúng ta, chúng ta muốn biết rõ sự thật. Khi chúng ta chết, chúng ta có được sống lại chăng? Hay có phải sự chết đắc thắng vào lúc sau cùng? Hãy đánh dấu câu ấy đi, bạn của tôi ơi. Nếu chúng ta không có câu trả lời cho sự chết, thế thì tôn giáo của chúng ta là vô dụng.
Và đúng ở điểm nầy, Bài Tín Điều Các Sứ Đồ cung ứng sự trợ giúp rất tích cực. Khi chúng ta đến với phần cuối của bài tín điều, chúng ta thấy nó kết thúc với một ghi chú rất năng động cho hy vọng Cơ đốc. Cụm từ áp chót chép: “Tôi tin sự sống lại của thân thể”. Hãy chú ý chỗ thật đặc biệt là đây. Không phải “sự sống lại của kẻ chết” mà là “sự sống lại của thân thể”. Các phiên bản cũ hơn của bài tín điều còn đặc biệt hơn nữa khi chúng sử dụng cụm từ “sự sống lại của xác thịt”. Cơ đốc nhân tin rằng chính thân thể sẽ được làm cho sống lại từ kẻ chết. Không giống như những người Hylạp xưa và những tín đồ Ấn giáo đương thời, họ xem thân thể chỉ là “cái bao” hay “cái bình chứa” dành cho linh hồn, là thứ bị vứt bỏ khi chúng ta chết để linh hồn được phóng thích, nhiều Cơ đốc nhân tin rằng sự cứu chuộc của chúng ta phải bao gồm cả thân thể nữa. Chúng ta tin rằng sự cứu chuộc sẽ không hoàn tất cho tới chừng nào chính thân thể được sống lại từ kẻ chết.
Phaolô đã viết rộng rãi về lẽ thật nầy trong chương nói tới sự sống lại — I Côrinhtô 15. Để hiểu rõ sự sống lại gồm có những gì, chúng ta cần phải biết rõ về ba việc — loại thân thể chúng ta đang có, sự chết mà chúng ta sẽ đối diện với, và sự sống lại mà chúng ta sẽ nếm trải.
I. Loại thân thể chúng ta đang có
Hầu hết chúng ta đều có mối quan hệ yêu/ghét với loại thân thể của chúng ta. Cho phép tôi minh họa. Nếu bạn có quyền thay đổi thân thể của mình, bạn sẽ sử dụng nó chăng? Giả sử bạn có thể thay đổi cách nhìn của bạn, bạn sẽ thấy sao? Đấy có thể là câu hỏi kỳ cục nhất mà tôi từng thốt ra. Thắc mắc không phải là — bạn sẽ sử dụng quyền phép ấy, mà là có phải đó là một sự tu sửa qua loa hay là một sự chuyển giao hoàn toàn? Bạn sẽ nói: “Lạy Chúa, chúng ta hãy khởi sự lại đi”. Liệu chúng tôi có còn nhận ra bạn không?
Thân thể của chúng ta bị lột ra, chúng nhũng ra, chúng giãn ra, chúng nhăn nheo, các sợi gân kêu kẻo kẹt, những động mạch xơ cứng đi, trọng lực kéo mọi thứ chùng xuống, trái tim đập chậm lại, hai con mắt làng đi, răng rụng hết, lưng còng xuống, hai cánh tay mõi mệt. Khung xương như muốn gãy, cơ bắp của chúng ta yếu mòn đi. Thân thể phình ra ở những chỗ không đúng. Điều nầy xảy ra cho hết thảy chúng ta chẳng chóng thì chày. Tuần lễ nầy tôi đọc hết một bài có đề tựa là: “51 Dấu Hiệu Cho Thấy Bạn Đang Già Đi”. Cách đây nhiều năm, tôi không hề chú ý đến một bài nào giống như bài nầy, song giờ đây tôi lại thấy loại bài đó rất hấp dẫn. Đây là một vài khoản lôi kéo sự chú ý của tôi:
Bạn biết rõ mình đang già đi khi …
1. Cái gì cũng đau và những cái không đau chẳng làm việc được.
2. Tia sáng lập lòe trong mắt bạn là từ mặt trời chạm vào kính hai tròng.
8. Bạn trông ngóng buổi chiều ảm đạm.
9. Phần tạp chí ưa thích “Ngày Ấy Cách Đây 20 Năm”.
11. Bạn ngồi trên chiếc ghế xích đu mà chẳng làm cho nó đu đưa được.
12. Hai đầu gối của bạn trì xuống, và không đeo thắt lưng được.
15. Lưng của bạn như muốn cụp xuống.
19. Bạn cắn răng vào miếng thịt, mà nó cứ trơ trơ.
23. Bạn nằm ngủ, nhưng người khác đang lo bạn sẽ chết.
39. Bạn hay có chiêm bao.
47. Tai bạn nặng đi.
51. Khi bạn khòm xuống, bạn kiếm cái gì đó để làm trong khi bạn còn ngồi đó.
Khi chúng ta có tuổi, chúng ta chú ý nhiều vào các thứ như đồ ăn thường ngày và tập luyện. Thực đơn Atkins dường như mang lại sự giận dữ hôm nay. Mỡ và đạm ở trong; mất các thứ acid. Giờ đây, mọi người đang chạy đến với “acid thấp” đặc biệt. Thậm chí tôi thấy “kem acid thấp” vào ngày kia. Như thế không đúng đâu. Chúng ta ăn kem vì chúng ta muốn có các thứ acid. Và Coke acid thấp. Điều nầy cũng chẳng đúng đâu. Marlene, Nick và tôi đến Taste ở Chicago và tôi thấy một bảng quảng cáo “pizza acid thấp”. Gần như là có một điều luật chống lại một thứ giống như thế. Đồ ăn đang có ở đấy. Song thắc mắc của tôi là, tại sao Đức Chúa Trời tạo ra nhiều đồ ăn như thế nếu có quá nhiều thứ tồi tệ cho chúng ta chứ?
Và thứ thích hợp đang được cho vào. Chúng ta có máy cân đo, và chúng ta có những vận động viên chạy đua, xe đạp và những người chạy marathon, và người nào thích tăng cân bốn lần một tuần. Và thời trang cũng xen vào nữa. Chúng ta rất quan tâm đến cách thức ăn mặc trên thân thể của mình — và trong hầu hết các trường hợp, chúng ta che đậy các chi thể mà chúng ta không muốn người khác nhìn thấy vì chúng ta không còn có dáng dấp trẻ trung nữa.
Tôi có một số tin tức cho bạn đây. Thân thể của bạn không kéo dài cho đến đời đời đâu. Bạn có thể ăn tất cả loại kem acid thấp mà bạn muốn, song thân thể của bạn vẫn sẽ suy sụp lúc cuối cùng. Có phải bạn biết thân thể của bạn đang phân hủy theo thời gian không? Bạn đang suy sụp ngay cả khi bạn đọc bài giảng nầy.
Vì thế, đây là chính điểm: Thân thể của bạn là một sự ban cho từ Đức Chúa Trời sẽ không kéo dài cho đến đời đời.
II. Sự chết mà chúng ta đang đối diện với
Hầu hết người ta đều sợ chết và chẳng muốn nói tới điều đó. Sự chết nắm chặt “đường biên giới sau cùng”, chẳng chóng thì chày hết thảy chúng ta phải băng qua đó, và mặc dù hết thảy chúng ta đều biết rằng sự chết đang tới đến, chúng ta thích sống giống như thể nó sẽ không bao giờ đến cả. Giả sử bạn đưa ra lời mời với những dòng sau đây cho bạn hữu mình: “Tôi có bánh pizza và Coke — tất cả quí vị có thể ăn. Chúng ta cùng nhau nhóm lại vào tối thứ Sáu rồi nói về sự chết”. Có bao nhiêu người sẽ đến dự? Bạn sẽ kết thúc bằng cách tự mình trải qua một đêm thật yên tĩnh. Nhà soạn kịch Hylạp Sophocles đã nói: “Trong tất cả các kỳ quan, chẳng một cái nào quan trọng cho bằng con người. Về sự chết thì người chẳng tìm đâu được phương thuốc chữa”. Ông đã nói đúng. Những điều lạ lùng của khoa học hiện đại giúp chúng ta sống thọ hơn, nhưng về sự chết thì bản thân nó chẳng có phương thuốc chữa.
Kinh thánh nói gì về sự chết?
A. Chết là chắc chắn. “Theo như đã định cho loài người phải chết một lần” (Hêbơrơ 9:27a).
B. Chết chưa phải là cuối cùng. “Rồi chịu phán xét” (Hêbơrơ 9:27b)
C. Đấng Christ đã đánh bại sự chết. “Đức Chúa Jêsus Christ … đã hủy phá sự chết, dùng Tin Lành phô bày sự sống và sự không hề chết ra cho rõ ràng” (II Timôthê 1:10).
D. Chết vẫn là kẻ thù sau cùng. “Kẻ thù bị hủy diệt sau cùng, tức là sự chết” (I Côrinhtô 15:26).
Câu hỏi hóc búa dành cho Cơ đốc nhân nằm giữa hai mục C và D. Nếu Đấng Christ đã hủy phá sự chết, tại sao chúng ta vẫn chết? Làm sao sự chết đã bị hủy phá mà vẫn còn là “kẻ thù sau cùng” của dân sự Đức Chúa Trời? Câu trả lời nằm trong sự hiểu biết về bản chất cơ bản của sự chết. Cách đây nhiều năm, tôi có nghe Mục sư Ryrie giảng rằng thực chất của sự chết là sự phân rẻ. Chết là sự phân rẻ không tự nhiên nhiên của thân và hồn. Tư tưởng ấy chạy ngược lại với luồng tư tưởng phổ thông hiện có, nó cho rằng chết là một phần “tự nhiên” của cuộc sống. Chẳng có gì là “tự nhiên” về sự chết cả. Đây là biến cố “phi tự nhiên” nhất trong vũ trụ. Theo Kinh thánh, sự chết đã vào trong thế gian vì cớ tội lỗi (Rôma 5:12). Sự chết tồn tại vì cớ tội lỗi đang tồn tại. Khi tội lỗi bị cất đi một lần đủ cả, sự chết sẽ chẳng còn tồn tại nữa. Đấy là lý do tại sao sẽ chẳng có sự chết trên thiên đàng (Khải huyền 21:3). Theo ý nghĩa thực nhất, chết là “phi tự nhiên” vì tội lỗi là “phi tự nhiên”. Chúng ta nghĩ ngược lại vì chúng ta khó mà hình dung được một thế giới mà ở đó tội lỗi không còn tồn tại nữa. Nhưng có một thế giới như thế, và theo Kinh thánh, thế giới ấy là thế giới “thực”, và thế giới nầy cảm nhận rất thực về chúng ta chắc chắn sẽ qua đi. Vì vậy, cho tới chừng chúng ta sống trong một tình trạng của các vụ việc “phi tự nhiên”, ở đó sự chết vẫn còn bước đi hiên ngang trên con đường của chúng ta. Nhưng sự chết không luôn luôn còn có nữa. Đấng Christ thực sự hủy phá sự chết khi Ngài đã chịu chết và đã sống lại. Ngài đã hủy phá sự chết giống như một quyền lực cai quản trong vũ trụ. Bản thân sự chết một ngày kia sẽ chết đi, và thể trạng thực Đức Chúa Trời đã dự trù sẽ được phục hồi. Cho tới khi ngày ấy đến, chúng ta sống trong một tình trạng kỳ quặc nhất được mô tả bởi Truyền đạo 12:7, ở đây nói rằng khi chúng ta chết “bụi tro trở vào đất y như nguyên cũ, và thần linh trở về nơi Đức Chúa Trời, là Đấng đã ban nó”. Hầu hết chúng ta đều có nghe mệnh đề: “Bụi về với bụi và đất về với đất”. Chúng ta ra từ đất và chúng ta trở về với đất. Từ nhận định trong sáng của con người, đấy là số phận của chúng ta. Truyền đạo 12:7 rất là thực trong cách mô tả của nó. Nó mô tả chính xác điều chi xảy ra khi chúng ta chết. Nhưng câu ấy chưa phải là phần cuối của lịch sử đâu.
III. Sự sống lại chúng ta sẽ tận hưởng
Nếu sự chết là nan đề cơ bản của con người (và quả thật vậy), vậy thì đâu là câu trả lời của Cơ đốc nhân? Hãy lắng nghe lời lẽ của Phaolô ở I Côrinhtô 15:51-55:
“Nầy là sự mầu nhiệm tôi tỏ cho anh em: Chúng ta không ngủ hết, nhưng hết thảy đều sẽ biến hóa, trong giây phút, trong nháy mắt, lúc tiếng kèn chót; vì kèn sẽ thổi, kẻ chết đều sống lại được không hay hư nát, và chúng ta đều sẽ biến hóa. Vả, thể hay hư nát nầy phải mặc lấy sự không hay hư nát, và thể hay chết nầy phải mặc lấy sự không hay chết. Khi nào thể hay hư nát nầy mặc lấy sự không hay hư nát, thể hay chết nầy mặc lấy sự không hay chết, thì được ứng nghiệm lời Kinh Thánh rằng: Sự chết đã bị nuốt mất trong sự thắng. Hỡi sự chết, sự thắng của mầy ở đâu? Hỡi sự chết, cái nọc của mầy ở đâu?”
Hãy chú ý ba việc từ phân đoạn Kinh thánh nầy nói về sự sống lại hầu đến:
A. Điều đó sẽ xảy ra ngay tức khắc. Phân đoạn Kinh thánh chép: “trong giây phút” “trong nháy mắt”. Một phút người chết sẽ ở trong lòng đất; phút kế đó họ sẽ được dấy lên sự sống. Đây không phải là sự sống lại từ từ đâu — nếu một việc như thế sẽ được thưởng ngoạn. Phép lạ lớn lao nhất sẽ xảy ra nhanh đến nỗi nếu bạn nháy mắt, bạn sẽ bỏ sót nó!
B. Điều đó sẽ xảy ra khi Chúa Jêsus tái lâm. “Tiếng kèn chót” đề cập tới sự tái lâm của Đấng Christ trên không trung. Tiếng kèn sẽ trổi lên, kẻ chết trong Đấng Christ sẽ sống lại, và các tín đồ còn đang sống sẽ được cất lên khỏi đất để gặp Chúa trên không trung (I Têsalônica 4:13-18).
C. Điều đó sẽ kết quả trong sự biến đổi hoàn toàn của chúng ta. Trong giây phút đó, con người của chúng ta sẽ đổi từ hay chết sang bất tử và từ hay hư nát sang thể không hay hư nát. Những nhân cách riêng của chúng ta sẽ còn nguyên vẹn, nhưng tất cả những thứ có liên quan đến sự hay chết, sự chết và sự mục nát sẽ bị dời đi ra khỏi chúng ta một lần đủ cả.
Khi chúng ta suy nghĩ về điều đó, thì tự nhiên chúng ta muốn có thêm thông tin. Dân sự trong thời của Phaolô cũng muốn có thêm thông tin nữa:
“Nhưng có kẻ sẽ nói rằng: Người chết sống lại thể nào, lấy xác nào mà trở lại? Hỡi kẻ dại kia, vật gì ngươi gieo, nếu không chết đi trước đã, thì không sống lại được. Còn như vật ngươi gieo, ấy không phải là chính hình thể sẽ sanh ra, chẳng qua là một cái hột, như hột lúa mì hay là hột giống nào khác” (I Côrinhtô 15:35-37).
Hãy đi ra ngôi vườn của bạn nếu bạn muốn tìm hiểu sự sống lại của Đấng Christ. Hãy suy nghĩ đến quá trình khi cây có trái xem. Bạn khởi sự bằng cách lấy một hột giống trông chẳng giống gì với trái sẽ được thu hoạch sau nầy. Bạn gieo hột giống xuống đất, đậy nó lại, tưới nó, bón phân cho nó, và rồi để nó ở đó. Qua một số quá trình mà chúng ta không thể nhìn thấy bằng mắt thường, hột giống chết đi rồi từ cái chết của nó đời sống mới sẽ mọc lên từ dưới đất. Chắc chắn là trái sẽ trổ ra và được thu hoạch. Nếu bạn đặt hột giống và trái của nó cạnh nhau, thì trông chúng chẳng giống nhau, song hột giống là cần thiết để có được trái kia.
Hay hãy xem xét một quả đầu (acorn) nhỏ kia xem. Hãy cầm quả ấy trong tay rồi nghiên cứu nó. Giả sử bạn chưa hề thấy một cây sồi, và giả sử bạn chẳng có ý niệm gì về quả đầu sẽ tạo ra thứ chi. Tôi gợi ý rằng bởi việc nghiên cứu chính quả đầu nầy, bạn sẽ không bao giờ hình dung được nó sẽ tạo ra một cây sồi đâu. Nếu bạn bổ quả ấy ra, bạn sẽ chẳng tìm thấy cây sồi ở bên trong — không thấy thậm chí là một cây nhỏ đi nữa. Chẳng có gì trong trong sự kiểm tra bằng mắt thường sẽ làm cho bạn nghi ngờ rằng một vật nhỏ có thể tạo ra một kết quả đồ sộ như thế. Song hãy trồng quả đầu xuống đất, để cho nó mọc lên, và rồi hãy trở lại trong 50 năm thì thấy những gì nó tạo ra. Thật vậy, từ buổi đầu khiêm hạ ấy, nó trở thành một cây đáng kinh ngạc, với những nhành nhánh trải rộng ra theo từng phương hướng và lá nó cung ứng một mái vòm lớn có màu xanh lá cây.
Nhưng giờ đây, chúng ta hãy làm việc theo cách khác. Giả sử bạn chẳng biết gì về loại quả đầu, và chẳng biết chi về thể nào cây sồi mọc lên. Bạn sẽ khó mà có ấn tượng một cây to lớn như thế sẽ ra từ một khởi đầu rất khiêm nhường. Hãy đặt quả đầu và cây sồi song song nhau. Bạn khó có thể nhìn thấy chúng có bộ khung giống nhau đâu. Một thì nhỏ bé và vô nghĩa; còn cái cây kia thì quá to lớn và quá ấn tượng. Nhưng (và đây là toàn bộ quan điểm) quả đầu chứa cây sồi to lớn kia đấy. Phải tốn một thời gian nào đó chờ đợi. Làm sao điều đó xảy ra được chứ? Quả đầu phải được trồng xuống đất và nó phải chết đi trước khi cây sồi có thể xuất hiện. Nhưng nếu không có quả đầu khiêm hạ ấy, thì sẽ chẳng có cây sồi nào hết.
Đây là cốt lõi phần bàn luận của Phaolô. Ngày nay chúng ta là loại quả đầu khiêm hạ ấy — chỉ là một mớ hạt mà thôi! Trông thì chẳng có gì là lớn lao và ấn tượng cả. Ngày sẽ đến khi chúng ta phải chết đi rồi được trồng ở trong đất. (Đồng thời, khi chúng ta nói tới việc “trồng chú Joe” vào lòng đất, đấy chẳng phải là một trò cười đâu. Đấy là thuật ngữ rất hay theo Kinh thánh. Chúng ta “trồng” các Cơ đốc nhân vào lòng đất với triễn vọng sự sống lại từ kẻ chết của họ sẽ xảy đến). Nhưng việc “trồng” ấy chưa phải là phần kết của câu chuyện đâu, theo Kinh thánh. Khi quả đầu chết đi để tạo ra cây sồi hùng vĩ nọ, thì cũng vậy, chúng ta chết đi và sự chết của chúng ta trở thành cánh cửa cho sự sống lại trong tương lai của chúng ta. Đấy là số phận của chúng ta: quả đầu hôm nay, cây sồi ngày mai. Chúng ta không thể nói thân thể sống lại của chúng ta sẽ ra thể nào với sự chắc chắn được, nhưng sẽ giống như đời nầy vậy, khi cây sồi ra từ quả đầu.
Sự sống lại của thân thể là cần thiết để làm đảo lộn mọi tác dụng của tội lỗi. Tuổi già, ung thư, bịnh tật, tai nạn, tai họa ghê khiếp. Những việc nầy hết thảy đều là một phần trong sự rủa sả giáng trên đất vì cớ tội lỗi. Sự chuộc tội sẽ chưa hoàn tất cho tới chừng thân thể của chúng ta sau cùng được chuộc và được biến đổi cho đến đời đời. Sự cứu chuộc chạm đến thân thể chớ không phải chỉ có linh hồn mà thôi. Ơn cứu rỗi của bạn sẽ không hoàn toàn cho tới chừng nào thân thể của bạn trở thành bất tử và không hay hư nát nữa. Điều nầy làm sáng tỏ một sự hiểu sai lệch về các thánh đồ, họ đã ở trên trời rồi. Đôi khi tôi nghe có người nói như vầy: “tôi biết ông ấy ở đó đang chơi túc cầu ở trên trời”. Đúng, không phải với thân thể của ông ấy. Túc cầu là một môn thể thao hay đụng chạm. Nếu bạn không có thân thể cùng với bạn, bạn sẽ không chơi được môn túc cầu đâu. Khi nói người thân của chúng ta ở trên trời đang có rồi loại thân thể đã được làm cho vinh hiển thì không chính xác lắm đâu. Nếu thân thể vẫn còn trong lòng đất, thế thì nó chưa được làm cho vinh hiển. Thà là nói tâm linh hay linh hồn người thân của bạn đang ở với Chúa, và họ đang ở trên trời (giống như chúng ta ở trên đất) đang chờ đợi ngày của sự phục sinh.
Thân thể được sống lại sẽ là một thân thể mới — chớ không phải thân thể cũ đã được đắp vá lại đâu. Nếu một người thân chết vì chứng ung thư, thân thể ấy sẽ chẳng sống lại với chứng ung thư nữa mà chi. Về mặt cá nhân, tôi không muốn một thân thể “cải tiến” đâu. Tôi muốn cái gì đó thật mới mẻ, nó sẽ chẳng làm cho chúng ta phải mệt mõi hay chán chường, một thân thể thích ứng với cõi đời đời.
Và nhân cách riêng cứ tiếp tục trong sự sống lại. Chúng ta tin nói sự sống lại, chớ không tin vào sự đầu thai. Nếu tôi trở lại là một loài chó nhỏ có lông mượt, tôi sẽ cắn ai đó nơi gót chơn. Nhưng đấy chẳng phải là điều sẽ xảy ra. Tôi không trở lại là một ai khác hay một cái gì khác. Tôi sẽ được sống lại là Ray Pritchard với mọi dấu hủy diệt của tội lỗi đã bị dời đi ra khỏi mọi chi thể của thân thể tôi. Các chi thể của tôi từng làm phật ý người khác sẽ bị cất bỏ đi cho đến đời đời, cảm tạ Đức Chúa Trời. Những gì còn lại sẽ là Ray Pritchard, được thanh tẩy và được luyện lọc bởi ân điển của Đức Chúa Trời. Tôi vẫn là tôi và bạn vẫn là bạn. Nhưng chúng ta cũng sẽ trở giống như Chúa Jêsus vì chúng ta trông thấy Ngài như vốn có thật vậy (I Giăng 3:1-3). Chúng ta sẽ có loại thân thể mới thích ứng cho con người mới sẽ vào sống trong Jerusalem Mới. Tôi có nghe người ta cho rằng chúng ta sẽ có 33 tuổi trong thiên đàng vì đấy là số tuổi phù hợp với tuổi của Chúa Jêsus khi Ngài bị đóng đinh trên thập tự giá. Kinh thánh không nói như thế, và tôi e rằng những kẻ đánh dấu tuổi đời nầy sẽ áp dụng cho loại thân thể của chúng ta. Tôi có nghe một người nói rằng khi chúng ta có ngũ giác hôm nay, chúng sẽ có 500 giác quan trong sự sống lại. Có lẽ đấy là sự thật. Nó phù hợp với luận suy về quả đầu và cây sồi.
Cách duy nhứt chúng ta tìm hiểu thân thể phục sinh là phải xem xét kinh nghiệm của Chúa Jêsus. Sau khi Ngài sống lại từ kẻ chết, các môn đồ vẫn có thể nhận ra Ngài và Ngài còn mang trên thân thể Ngài những con dấu của sự thương khó. Ngài đã ăn uống cùng với họ, tuy nhiên Ngài cũng hiện ra và biến mất khỏi giữa họ, cho thấy rằng trong thể trạng đã được làm cho vinh hiển, Ngài đã vượt quá không gian và thời gian.
Thân thể hiện tại của bạn nó giống như chiếc xe ô tô chạy cọc cạch vậy. Nó không còn hoạt động suông sẻ nữa, nó cứ suy giảm dần, và một ngày kia nó sẽ dừng lại hẳn. Thân thể mới của bạn sẽ giống như một chiếc Roll Royce không bao giờ cần đến dịch vụ sửa chữa. Đây là những tin tức tuyệt vời cho những ai hôm nay đang chịu khổ từ bịnh ung thư, dị dạng, tàn tật, giới hạn, đau ốm, các chứng bịnh kinh niên, và các chi trong thân bị gãy vỡ. Một ngày sẽ đến khi họ sẽ chẳng còn đau khổ và khóc lóc nữa.
Khi Đấng Christ cứu bạn, Ngài cứu tất cả những gì thuộc về bạn. Từng chi thể của bạn được cứu và từng chi thể của bạn sẽ được giải phóng ra khỏi tội lỗi. Đây là toàn bộ bài giảng chỉ trong một câu mà thôi: Ấy chẳng phải sự cứu rỗi linh hồn mà chúng ta đang tin, mà là sự cứu rỗi toàn bộ. Sự sống lại của thân thể là bước sau cùng trong sự cứu rỗi của chúng ta:
Bước #1: Chúng ta được cứu ra khỏi án phạt của tội lỗi. Điều nầy xảy ra khi chúng ta tin cậy Đấng Christ.
Bước #2: Chúng ta được cứu ra khỏi quyền lực của tội lỗi. Điều nầy xảy ra từng ngày một qua đời mới được ban cho chúng ta bởi quyền phép của Đức Thánh Linh.
Bước #3: Chúng ta được cứu ra khỏi sự hiện diện của tội lỗi. Điều nầy xảy ra trong tương lai khi thân thể của chúng ta được sống lại từ kẻ chết và được biến đổi bởi quyền phép của Đức Chúa Trời.
Như một chú thích bên lề, tôi khám phá ra trong tuần nầy rằng suốt thời kỳ Trung Cổ, các nhà thần học xuất sắc đã tổ chức những cuộc bàn bạc rộng rãi về thân thể phục sinh. Đây là một thắc mắc mà họ đã bàn rất chi tiết: Giả sử một vị giáo sĩ bị một kẻ ăn thịt người ăn lấy, và rồi kẻ ấy chết đi. Khi thân thể hắn trở về với bụi đất, thì bụi đất nầy là của ai? Của vị giáo sĩ hay của kẻ ăn thịt người? Đối với câu hỏi ấy tôi đáp, bất cứ người nào đưa ra câu hỏi ấy đã có quá nhiều thì giờ nơi tay của mình. Tôi được nhắc nhớ đến lời đáp nổi tiếng của Augustine cho thắc mắc ấy: “Đức Chúa Trời đã làm gì trước khi Ngài dựng nên vũ trụ?” Đáp: Ngài đã dựng nên địa ngục cho những người nào đưa ra những câu hỏi như thế. Tuy nhiên, có một khía cạnh quan trọng cho thắc mắc bông lông đó. Chúng ta biết rằng có nhiều người bị hỏa táng vào ngày 11/9 khi hai tòa tháp đôi của Trung Tâm Thương Mại Thế Giới bị sụp đổ. Thân thể của họ đã bốc thành khói. Làm sao Đức Chúa Trời sẽ làm cho thân thể của các tín đồ đã chết trong ngày ấy sống lại cho được? Hay thi thể của các tín đồ bị hư mất trong đại dương, hoặc trong rừng rậm? Câu trả lời cho mọi trường hợp đều như nhau: Đức Chúa Trời có thể làm điều đó. Đức Chúa Trời là Đấng đang nắm giữ từng phân tử của vũ trụ ở trong tay, Ngài có thể gọi ra đúng từng người một khi thời điểm của sự sống lại sau cùng đến. Đấy chẳng phải là một nan đề cho Đức Chúa Trời đâu. Hãy suy nghĩ theo cách nầy: Nếu bạn có thể làm cho kẻ chết sống lại, bạn có thể làm sống lại kẻ chết. Mọi hoàn cảnh chết chóc sẽ không làm trì trệ hay ngăn trở Chúa trong ngày trọng đại ấy. Mọi người nào đã chết là tín đồ đều sẽ được sống lại bất tử. Sự chết sẽ không có lời nói sau cùng.
Đã gieo ra là nhục, mà sống lại là vinh (I Côrinhtô 15:43). Nhục, mô tả tình trạng của chúng ta trong giờ chết vì thân thể chúng ta bắt đầu suy thoái lúc giờ sống kết thúc. Vinh, mô tả những gì chúng ta sẽ trở thành khi Đấng Christ tái lâm và chúng ta được sống lại từ kẻ chết. Từ nhục đến vinh — đấy là số phận của chúng ta.
Làm sao Đức Chúa Trời làm được thế? Phaolô nói: “Nầy là sự mầu nhiệm tôi tỏ cho anh em”. Thậm chí ông còn không biết chắc nữa là. Phần bàn bạc tốt nhứt nhắm vào sự sống lại chỉ là những luận suy. Chúng ta giống như một đứa trẻ trong lòng mẹ lắng nghe những tiếng nói từ bên ngoài và nhìn thấy ánh sáng chiếu vào lòng mẹ. Chúng ta biết nhiều về thân thể phục sinh giống như một đứa trẻ biết nhiều về sự sống sau khi chào đời. Những gì chúng ta biết thật là kỳ diệu. Thực tại còn vượt xa hơn bất cứ điều chi chúng ta suy tưởng.
Trong mọi sự nầy, chúng ta đừng bỏ qua điểm quan trọng mà Phaolô muốn đưa ra:
Hỡi sự chết, sự thắng của mầy ở đâu? Sự ấy đã qua rồi!
Hỡi sự chết, cái nọc của mầy ở đâu? Nọc đó chẳng còn nữa!
Sự sống lại của thân thể có ý nói rằng khi Đức Chúa Trời cứu chúng ta, Ngài cứu toàn bộ con người — thân, hồn và thần. Nói như thế cũng có ý nói nói rằng chúng ta sẽ gặp lại những người thân của mình đã chết trong Chúa. Và điều đó biến đổi cách chúng ta nhìn vào sự chết. Nếu chúng ta thực sự tin mọi điều Đức Chúa Trời đã phán, tại sao chúng ta lại sợ chết chứ? Sự chết đã bị đánh bại, giờ chết đã trở thành giờ đắc thắng cá nhân nhờ Đấng Christ Chúa của chúng ta. Đây là một tình tiết trong cuộc sống liên tục mà chúng ta đang chia sẻ với Đấng Christ.
Khi tôi viết ở đây không phải là mộng mị khó có thể xảy ra, mà là lẽ thật của Kinh thánh. Chúng ta biết đây là sự thực vì nó yên nghỉ trên sự sống lại của Chúa Jêsus từ kẻ chết. Vì Ngài đã sống lại, chúng ta cũng sẽ sống lại. Khi Benjamin Franklin được 23 tuổi, ông đã đề bia mộ cho chính mình. Mặc dù bia ấy không được sử dụng khi ông qua đời nhiều năm sau đó, mộ chí phản ảnh sâu sắc lẽ thật thuộc linh:
Thi hài của
Benjamin Franklin, Chủ nhà in
(Giống như tấm bìa của quyển sách cũ, bị xé rách và từng chữ của nó được mạ vàng)
Đang nằm ở đây, làm đồ ăn cho giòi bọ.
Nhưng công việc sẽ không bị hư mất;
Vì nó sẽ (theo ông tin) xuất hiện một ngày kia
Trong một ấn phẩm mới
Được sửa sang và điều chỉnh lại
Bới Đấng Tác Giả.
Ông đã đúng về sự ấy. Một ngày kia chúng ta sẽ sống lại từ kẻ chết — được sửa sang và điều chỉnh lại bởi chính Đấng Tác Giả — không còn chết nữa. Sự chết không thể chạm đến người nào nhơn đức tin kết hiệp với Chúa Jêsus. Hãy yên chí, hỡi các anh chị em, trong lời khẳng định nầy của Bài Tín Điều Các Sứ Đồ: “Tôi tin sự sống lại của thân thể”.
Lạy Chúa, có nhiều người đọc mấy lời nầy, họ lại không dám chắc về điều chi xảy ra khi họ chết. Họ muốn tin cậy nơi ơn cứu rỗi của Ngài qua Đức Chúa Jêsus Christ. Hãy ưng ban đức tin cho họ để thốt ra mấy lời nầy trong sự cầu nguyện:
Lạy Đức Chúa Trời, con đang sống xa cách Ngài và con sợ phải chết lắm. Tôi tin rằng Chúa Jêsus đã chết vì con; Con tin rằng Chúa Jêsus đã sống lại từ kẻ chết. Ở đây và bây giờ, con tin cậy Ngài làm Cứu Chúa của con; hãy ngự vào lòng con, lạy Chúa Jêsus, và xin hãy cứu con. Amen.
Và xin hãy ban cho mọi con cái của Đức Chúa Trời có lòng tin: đức tin, hy vọng và niềm vui mừng cả thể khi chúng con hướng tới cái ngày phục sinh trọng đại của chúng con. Xin hãy giúp chúng con đứng vững vàng và lo làm việc lành vì chúng con biết công việc của chúng con không phải là luống công. Và chúng con nói cùng với các thánh đồ: “Dù vậy, lạy Đức Chúa Jêsus, xin hãy đến” Amen.

Bài # 19: "Quyền Phép Năng Động Của Sự Tha thứ"



Bài Tín Điều Các Sứ Đồ
Quyền phép năng động của sự tha thứ:
“Tôi Tin Sự Tha Tội”
Thi thiên 130:3-4
Nếu bạn biết ít nhiều về lịch sử Hội thánh, bạn biết trước khi Martin Luther trở thành cha đẻ của Công cuộc Cải chánh Tin Lành, ông là một linh mục Công giáo. Là một phần trong sự đào tạo, ông đã tốn nhiều năm trời nghiên cứu tiếng Hylạp, Hêbơrơ, Latinh, các giáo phụ của Hội thánh, và giáo lý của Giáo hội Công giáo Lamã. Do các tường trình, ông rất sáng chói, sốt sắng, và rất nhiệt tình trong mọi nghiên cứu của mình. Nhưng linh hồn ông cảm thấy bất an rất sâu sắc. Mang gánh nặng với ý thức mọi tội lỗi của mình không được tha thứ, ông cảm thấy rằng sự phán xét của Đức Chúa Trời đang treo trên ông giống như một gánh nặng mà ông khó có thể mang nổi. Là một linh mục, chỉ làm cho vấn đề ra tệ hại hơn mà thôi. Bất luận những gì ông đã làm, ông không hề cảm thấy sự bảo đảm rằng tội lỗi của ông sẽ được tha. Quá thất vọng, ông lên thành Rôma, hy vọng tìm được câu trả lời, nhưng ông càng thấy thất vọng sâu đậm hơn mà thôi.
Mấy năm sau, trong khi nghiên cứu sách Rôma, ông bắt gặp cụm từ: “Người công bình sẽ sống bởi đức tin mình” (Rôma 1:17). Từ từ mắt ông được mở ra và ông đã thấy rõ ràng rằng Đức Chúa Trời tha thứ cho chúng ta, không phải vì bất cứ điều chi chúng ta làm, mà chỉ trên cơ sở những gì Chúa Jêsus đã làm cho chúng ta khi Ngài chịu chết trên thập tự giá và đã sống lại từ kẻ chết. Ông gọi lẽ thật ấy là cánh cửa vào trong thiên đàng. Vì vậy, chẳng có gì phải ngạc nhiên khi Luther đã nói ra cụm từ ấy: “Tôi Tin Sự Tha Tội” là đề mục quan trọng nhất trong Bài Tín Điều Các Sứ Đồ. Ông viết: “Nếu điều ấy không thật, thì đâu là vấn đề: Đức Chúa Trời là toàn năng hay Đức Chúa Jêsus Christ đã giáng sinh, chịu chết và đã sống lại? Sở dĩ như thế vì những việc nầy có một ý nghĩa nhắm vào ơn tha thứ cho tôi, chúng rất quan trọng đối với tôi”.
Chúng ta cần phải nhìn thấy tầm quan trọng thực tiễn trong việc tin nơi “sự tha tội”. Trước khi chúng ta nhìn vào những gì cụm từ nầy muốn nói, tôi muốn đưa ra hai phần lưu ý sau đây: Thứ nhứt, chúng ta đang ở gần phần cuối của bài tín điều. Sau bữa nay, chỉ còn có hai cụm từ còn lại — "Tôi tin sự sống lại của thân thể”“tôi tin sự sống đời đời”. Thứ hai, cụm từ cho hôm nay tóm tắt toàn bộ đời sống Cơ đốc. Sự ấy gây kinh ngạc khi bạn nghĩ tới cấu trúc bài tín điều được xây dựng. Tôi khởi sự giảng dạy về bài tín điều vào tháng Giêng. Chúng ta trải qua một tháng về Đức Chúa Cha, vài tháng về Đức Chúa Jêsus Christ, và rồi một tuần về Đức Thánh Linh. Sau đó, ba tuần lễ về bản chất của Hội thánh. Nhưng khi chúng ta đến với lãnh vực đời sống Cơ đốc, mọi sự được tóm gọn trong cụm từ: “Tôi Tin Sự Tha Tội”. Bài Tín Điều Các Sứ Đồ là một câu nói lấy Đức Chúa Trời làm trọng tâm của đức tin Cơ đốc. Tôi phải mất sáu tháng rao giảng lẽ đạo cơ bản trong Kinh thánh cho các bạn — gần như mọi sự trong lẽ đạo ấy đều nói về chính mình Đức Chúa Trời. Khi sau cùng chúng ta đến với đời sống Cơ đốc, bài tín điều tóm tắt đời sống ấy với cụm từ nầy — "sự tha tội”. Nhất định đây không phải là cách chúng ta suy nghĩ về mọi việc hôm nay. Khi đến với một hiệu sách Cơ đốc và bạn sẽ nhìn thấy một kệ nhỏ có dán nhãn: “Giáo Lý Kinh Thánh” hay “Thần học”, và lúc ấy bạn sẽ nhìn thấy một kệ lớn có dán nhãn “Đời Sống Cơ Đốc”. Ở đó, bạn sẽ tìm gặp nhiều quyển sách nói về sự cầu nguyện, tấn tới trong đức tin, chịu đựng những lúc nhọc nhằn, các ân tứ thuộc linh, tấn tới về mặt thuộc linh, thắng hơn sự cám dỗ, chia sẻ đức tin, và tấn tới trong sự nên thánh. Thế rồi có những quyển sách nói về hôn nhân, nhiều sách nói về nam giới, nhiều sách nói về nữ giới, nhiều sách nói tới gia đình, nuôi dạy con cái, thắng hơn cơn nghiện, tha thứ cho người khác, chiến trận thuộc linh, tình trạng độc thân, tình dục, sức khỏe, sống có mục đích, và thời kỳ sau rốt, chỉ có một ít sách được đặt tên. Đối với chúng ta, đời sống Cơ đốc là nói tới các phạm trù khác biệt nầy. Nhưng bài tín điều lấy cả đời sống Cơ đốc ghi lên đó chỉ một việc quan trọng nầy: “Tôi Tin Sự Tha Tội”. Giống như thể nói: “Nếu tội lỗi của bạn được tha, mọi sự khác chỉ là chi tiết thôi. Và nếu tội lỗi của bạn không được tha, chẳng một việc nào khác thực sự là vấn đề”.
Tôi thấy đấy là cách nhìn tự do vào đời sống Cơ đốc. Nó thật là đơn giản, rõ ràng và trực tiếp. Vì vậy, cho phép tôi hỏi bạn một câu mà tôi sẽ đưa ra một lần nữa vào cuối sứ điệp nầy: Có phải tội lỗi của bạn đã được tha và bạn nhìn biết điều đó chăng?
Chúng ta hãy nói về điều đó trong một phút đồng hồ. Tôi muốn hỏi và trả lời ba câu hỏi về sự tha thứ trong sứ điệp nầy. Chúng ta sẽ tập trung vào Thi thiên 130:3-4, để giúp chúng ta trả lời ba câu hỏi nầy. (Tôi cảm ơn Scott Hoezee của Hội thánh Cơ đốc Cải Chánh Calvin ở Grand Rapids, MI về nhiều nhận định trong bài giảng nầy).
1) Tại sao chúng ta cần sự tha thứ?
Câu 3 chép: “Hỡi Đức Giê-hô-va, nếu Ngài cố chấp sự gian ác. Thì, Chúa ôi! ai sẽ còn sống?” Tiểu thuyết gia Franz Kafka đã viết trong nhật ký của ông: vấn đề với con người hiện đại, ấy là chúng ta cảm nhận giống như hạng tội nhân, tuy nhiên lại độc lập về tội lỗi. Chúng ta nhận ra rằng có cái gì đó không ổn trong đời sống của chúng ta, cái gì đó là sai lầm. Chúng ta đang sống trong một xã hội dạy cho chúng ta biết phải gạt bỏ tội lỗi bằng cách gạt bỏ những luật lệ khiến cho chúng ta cảm thấy tội lỗi. Vì vậy, chúng ta làm hết sức mình để bất chấp những thứ khó chịu giống như Mười Điều Răn. Tất cả những câu “Ngươi Chớ…” khiến cho chúng ta phải lên thần kinh. Mà tại sao không chứ? Tội lỗi đến khi bạn phá vỡ các phép tắc và bạn biết rõ điều đó. Vì thế, cách tốt nhứt để gạt bỏ tội lỗi đi là gạt bỏ các phép tắc — hay chúng ta nghĩ như thế. Chúng ta tránh né phép tắc, song các phép tắc sẽ không đi đâu hết vì chúng không được viết ra bởi con người trong chỗ thứ nhứt. Sự thể giống như chúng đã được viết ra bằng thứ mực không thể bôi xóa được vậy. Ngay cả khi bạn tìm cách tẩy xóa chúng, nét chữ vẫn cứ còn nguyên vẹn như thế. Cho nên chúng ta lừa đảo, trộm cắp, tư dục và nằm ngủ ở quanh đó. Chúng ta chế giễu Đức Chúa Trời bằng cách giết trẻ chưa ra đời và tìm cách tái xác định hôn nhân sao cho phù hợp với những ham muốn riêng của chúng ta, một khi chúng đã bị vặn cong rồi.
Song các luật lệ không thay đổi! Bạn không thể gạt bỏ tội lỗi bằng cách giả vờ như phép tắc không còn có ở đó nữa vậy. Khi Đức Chúa Trời lập ra phép tắc, Ngài chẳng hỏi thăm ý kiến của chúng ta. Đức Chúa Trời đã phán — và Ngài không nói lắp. “Ngươi Chớ” vẫn có nghĩa là “Ngươi không nên”. Cho dù chúng ta cảm thấy mình có thể bất chấp phép tắc và tránh né nó. Điều đó đang mô tả trọn vẹn sinh hoạt ở đây, trong Oak Park. Tối thứ hai vừa qua, ủy ban đại diện của làng đã bỏ phiếu chống lại luật bổ sung hôn nhân của bang, luật nầy sẽ hạn chế hôn nhân với một người nam và một người nữ. Trong Oak Park, chúng ta đang chống lại hạn chế hôn nhân với một người nam và một người nữ vì chúng ta đang sống tự do, chúng ta sống hợp thời, chúng ta thích ứng với mọi thời đại. Chúng ta đang tiến bộ. Về các vấn đề tự do tình dục, chúng ta đang ở trên bờ tiến hóa của xã hội trong một thời gian dài. Những vị đại diện cũng bỏ phiếu kể tháng Sáu là tháng cho người đồng tính, vui vẻ. Chúng ta biết rõ lẽ thật nói về tình trạng đồng tính luyến ái vì Đức Chúa Trời đã tỏ ra lẽ thật trong Lời của Ngài. Những vị đại diện không thể thay đổi lẽ thật, làm thế chẳng khác gì họ có thể hủy đi luật trọng lực vậy.
Nhưng đấy chỉ là một minh họa của xu hướng rộng lớn hơn. Trong xã hội ngày nay, nếu chúng ta không thích một điều luật, chúng ta bỏ phiếu hủy nó hoặc chúng ta chỉ nói: “Tôi sẽ làm bất cứ điều gì tôi muốn làm và không ai có thể cản được tôi”. Thế là chúng ta lập ra các luật lệ khi chúng ta sinh sống. Và tội lỗi thực sự về mặt đạo đức bị ném ra ngoài khung cửa sổ. Nhưng chẳng phải đơn giản như thế đâu. Sau khi chúng ta đã thay đổi các phép tắc để chúng ta có thể làm điều chúng ta mong muốn, chúng ta vẫn không thấy có hạnh phúc chi hết. Chúng ta tương đối hóa các phép tắc, bình thường hóa tội lỗi, nhưng vẫn có cái gì đó sai lầm. Thất vọng, xấu hổ, bất an, không thỏa lòng đang tràn lan. Kafka đã đúng — chúng ta cảm thấy giống như hạng tội nhân, nhưng lại độc lập về tội lỗi. Chúng ta nhận thấy có điều gì đó sai lầm với chúng ta, nhưng chúng ta không biết là cái gì, và chúng ta không biết phải làm sao để định liệu nó.
Thi thiên 130 chỉ cho chúng ta một hướng đúng. Thi thiên nầy có lịch sử lâu dài trong truyền thống Cơ đốc. Nó được gọi là De Profundis — một cụm từ Latinh có ý nói: “Từ nơi sâu thẳm”, rút ra từ câu 1: “Đức Giê-hô-va ôi! từ nơi sâu thẩm tôi cầu khẩn Ngài”. Toàn bộ Thi thiên dạy cho chúng ta biết rằng chúng ta sẽ chẳng hề tự định liệu được vì chúng ta thiếu nội lực để giải quyết mọi nan đề của chúng chúng ta. Sự ấy bay trên bề mặt của Oprah và Dr. Phil cùng đạo quân những kẻ tự cứu kia, họ cho rằng câu trả lời nằm ở bên trong chúng ta. Kinh thánh thực sự nói ngược lại: Nan đề đang nằm ở bên trong chúng ta. Câu trả lời nằm ở bên ngoài chúng ta. Bao lâu bạn suy nghĩ mình có thể giải quyết các nan đề riêng của mình, bạn chỉ có thể thấy tệ hại hơn mà thôi. Khi sau cùng bạn nói: “Lạy Chúa, làm ơn cứu giúp con. Con không thể làm chi được với sức riêng của con”, khi ấy bạn là một ứng viên tốt cho sự cứu rỗi.
Vậy, tại sao chúng ta không xưng tội và tìm kiếm ơn tha thứ mà chúng có cần chứ? Chúng ta sợ án phạt. Chúng ta sợ rằng nếu chúng ta thú nhận sự dại dột của mình, Chúa sẽ đưa chúng ta thẳng vào địa ngục. Vì vậy chúng ta nói dối về những sự dối trá của mình và chúng ta che đậy mọi sự che đậy của chúng ta. Chúng ta giả vờ chúng ta không làm những điều chúng ta biết mình đã làm. Không có gì phải ngạc nhiên, chúng ta đã rơi vào mớ hỗn độn rồi. Chúng ta nghĩ tội lỗi là một một việc xấu xa nên chúng tra lẫn tránh tội lỗi với mọi giá. Con cái của chúng ta học biết cáo lỗi qua cách quan sát chúng ta cáo lỗi. Chúng ta đổ thừa cho mọi người trừ ra chính mình. Nhưng Thi thiên 130 giải phóng chúng ta ra khỏi cái vòng tự hủy diệt ấy. Câu 3 chép rằng Đức Chúa Trời không lưu giữ bản tường trình về tội lỗi của chúng ta. Nhưng trong thơ Hêbơrơ, ở đây nói rằng Đức Chúa Trời không hướng mắt nhìn vào tội lỗi của chúng ta. Nghĩa là, Ngài không tìm kiếm một cái cớ nào để đưa chúng ta vào địa ngục. Nhiều người phác họa Đức Chúa Trời là một loại cụ già lẩm cẩm với hàm râu trắng thật dài, hy vọng bắt lấy chúng ta trong chỗ hỗn độn kia để rồi cụ sẽ đưa chúng ta vào trong địa ngục. Nhưng đấy chẳng phải là Đức Chúa Trời của Kinh thánh. Ngài bằng lòng tha thứ cho những ai biết ăn năn tội và kêu xin sự thương xót.
Chúng ta cần sự tha thứ vì chúng ta là hạng tội nhân đang tìm cách thay đổi các phép tắc để chúng ta lẫn tránh thắc mắc về tội lỗi. Song khi các phép tắc thực sự không thể đổi đặng, chúng ta kết thúc với nhiều lộn xộn nơi người bề trong. Đây là dòng tận cùng: Chúng ta cần sự tha thứ và chúng ta không thể sống mà không có ơn ấy. Không có ơn tha thứ, chúng ta là những người nam người nữ không thành thật, trống rỗng và có sự xung đột nơi người bề trong. Một mảng duy nhứt trong những tin tức tốt lành, ấy là Đức Chúa Trời không hướng mắt nhìn vào tội lỗi của chúng ta. Nếu Ngài làm vậy, hết thảy chúng ta đã ở trong địa ngục rồi.
2) Chúng ta có hy vọng gì về sự tha thứ?
Qua những gì tôi đang trình bày, đâu là những cơ hội để chúng ta được tha thứ? Phải chăng đó là một điềm chiêm bao, một loại cầu may? Nếu những tay đánh cá ngựa ở Vegas đặt cược nhắm vào sự tha thứ của chúng ta, thì sẽ là bao nhiêu? 50.000 ăn 1? 100.000 ăn 1? Một triệu ăn 1? Hãy nhìn vào gương đi và tra xét chính linh hồn bạn xem. Nếu nhìn vào đấy, cái nhìn đó sẽ chẳng có hy vọng gì đâu. Một nhà văn người Anh đã nói như sau: “Chẳng có một người nào, nếu mọi suy tưởng kín đáo của người đều được bày ra, sẽ chẳng đáng đem treo cổ mười hai lần trong một ngày”. Với câu nói nầy, tôi đáp: Chỉ có mười hai lần thôi sao? Tôi nghĩ phải nhiều hơn thế chứ!
Phần thứ nhứt của câu 4 đưa chúng ta đến với những tin tức thật tốt lành: “Nhưng Chúa có lòng tha thứ cho”. Hay nói theo cách khác, Đức Chúa Trời thực thi một thói quen tha thứ tội lỗi. Ngài không vui thích trong việc hình phạt tội lỗi của chúng ta. Ngài tìm kiếm những cơ hội để tha thứ cho chúng ta vì ơn tha thứ nằm trong bổn tánh của Ngài.
Đấy là một sự hiểu biết sâu sắc vì nó chạm đến cách bạn nhìn xem Đức Chúa Trời.
Ngài rất sốt sắng muốn tha thứ.
Ngài sẵn sàng tha thứ.
Ngài muốn tha thứ cho bạn.
Xuất Êdíptô ký 34:6-7 gọi Ngài: “là Đức Chúa Trời nhân từ, thương xót, chậm giận, đầy dẫy ân huệ và thành thực, ban ơn đến ngàn đời, xá điều gian ác, tội trọng, và tội lỗi”.
Nếu bạn đang ở trong cái hố sâu, bạn cần phải biết tội lỗi là thực. Bạn không thể phá vỡ các phép tắc rồi không có gì phải lo về việc ấy cho đến đời đời được. Nhưng bất cứ lúc nào bạn sẵn sàng muốn thanh tẩy, Chúa đang có mặt ở đó chờ đợi bạn. Xưng ra mọi tội lỗi không hề là việc dễ dàng đâu, song hãy lắng nghe lời mời gọi mà Đức Chúa Trời đưa ra ở Êsai 55:7: “Kẻ ác khá bỏ đường mình, người bất nghĩa khá bỏ các ý tưởng; hãy trở lại cùng Đức Giê-hô-va, Ngài sẽ thương xót cho, hãy đến cùng Đức Chúa Trời chúng ta, vì Ngài tha thứ dồi dào”. Ok, có thể là bạn không thích chữ “ác” hay chữ “bất nghĩa”. Có thể những chữ ấy rất khó nghe đối với bạn. Nhưng đấy là phần mô tả của Đức Chúa Trời về toàn bộ dòng giống con người. Đấy là những gì bạn và tôi sống phân cách đối với ân điển của Đức Chúa Trời. Chúng ta sống gian ác và bất nghĩa. Thường là như vậy vì đấy là sự thật nói về cả thảy chúng ta. Đứng bám víu vào thứ lời lẽ tiêu cực rồi bỏ qua lời mời gọi đó. Hãy xây lại với Chúa và bạn sẽ tìm được ơn thương xót và sự tha thứ.
Hãy vẽ ra hai cánh cửa, mỗi cánh cửa với hai câu gắn ở ngoài mặt:
Cửa #1: Điều Ác; Bất Nghĩa
Cửa #2: Thương xót Tha thứ
Bây giờ, bạn thích cánh cửa nào đây? Trả lời: Hết thảy chúng ta đều thích sự thương xót và tha thứ. Đức Chúa Trời phán bạn phải nếm trải cánh cửa ghi Điều Ác và Sự Bất Nghĩa để đến với cánh cửa có ghi thương xót và tha thứ. Bạn phải đi qua cửa thứ nhứt thì mới qua được cửa thứ hai. Nhưng có người nói: “Tôi sẽ bỏ Cửa #1 rồi đi thẳng đến Cửa #2”. Không làm được như thế đâu. Bạn không thể “bỏ” Cửa #1 được. Và bạn cũng không thể trèo qua cửa kia. Cách duy nhứt để đến với Cửa #2 là phải đi qua Cửa #1 trước.
Khi bạn đi qua Cửa #2, bạn khám phá ra rằng “Ngài tha thứ dồi dào”. Dồi dào có nghĩa là không có giá gì hết. Không phải trả giá. Bạn có muốn sự thương xót không? Bạn đã nhận được ơn ấy. Bạn muốn một ơn tha thứ cho mọi tội của bạn không? Bạn đã nhận được ơn ấy. Bạn có thể bước đi trong gian ác và bất nghĩa, và bạn có thể bước ra với ơn thương xót và một sự tha thứ dồi dào từ nơi Chúa. Đấy là việc đáng kể nhất trong thế gian.
3) Điều chi xảy ra khi chúng ta được tha thứ?
Phần sau cùng của câu 4 có câu trả lời: “Để người ta kính sợ Chúa”. Có một cách khác để nói về điều nầy: “Để chúng tôi thờ lạy Ngài”. Chúng ta từng được tha thứ, cảm giác mơ hồ ấy không dễ gì bị dời đi. Màu xám đen của chúng ta đã bị quét sạch đi rồi. Ngục tù mở toang và chúng ta bước ra ngoài. Sau cùng, chúng ta được tự do. Có khi đấy là phần khó mà chấp nhận nhất. Mỗi tuần tôi nhận được nhiều lá thư từ các tù phạm, những người đã đọc quyển “Cái Neo Cho Linh Hồn” và rồi viết thư kể cho tôi nghe câu chuyện của họ. Tôi nhận được một lá thư trong tuần nầy từ một người đã phạm tội đặc biệt cực kỳ tàn ác. Ông ta nói ông ta rất sợ phải đến với nhà thờ vì ông ta lo người khác sẽ tìm ra những gì ông ta đã làm và sẽ lãng tránh ông ta. Loại xấu hổ ấy đang tác động trong hết thảy chúng ta để giữ chúng ta trong vòng nô lệ. Ma quỉ thì thào với chúng ta: “Người chẳng tốt lành gì đâu. Nếu người ta biết những gì ngươi là thế nào, họ sẽ chẳng làm gì với người đâu. Làm sao ngươi nhận mình là một Cơ đốc nhân mà đối xử với vợ ngươi như thế đó? Con cái ngươi theo cách đó? Chồng ngươi theo cách đó? Ngươi, giả hình dường bao!”
Cách duy nhứt xử lý với những lời vu cáo của Satan là quay trở lại với bản chất của Đức Chúa Trời: “Với ngươi, có sự tha thứ”. Có bao giờ bạn lo lắng về cái ngày mà bạn đứng trước mặt Chúa không? Một số Cơ đốc nhân sợ rằng Đức Chúa Trời sẽ phô bày ra mọi tội lỗi của họ — ngay cả những tội lỗi trong lý trí — lên trên một màn hình rộng lớn cho cả vũ trụ đều nhìn thấy. Chúng ta có hình ảnh của Đức Chúa Trời trong lý trí đang ấn mạnh cái nút và rồi cuộc đời của chúng ta bắt đầu bày ra trên cái màn hình khỗng lồ, to lớn đến nỗi hàng triệu triệu người đều xem thấy. Chúng ta sợ rằng trong ngày ấy tất cả những lời lẽ và hành động bẩn thỉu, mọi tội lỗi kín nhiệm của chúng ta chẳng có ai biết đến, và từng tư tưởng tối tăm đầy dẫy với giận dữ, tư dục, kiêu ngạo, thù ghét, thịnh nộ và tham lam sẽ bị bày ra cho cả vũ trụ xem thấy. Làm sao chúng ta có thể chịu được trong một phút đồng hồ? Và làm sao Đức Chúa Trời có thể hoan nghênh chúng ta vào trong Nước của Ngài sau khi đưa hết mọi sự ấy lên màn hình công cộng như vậy chứ?
Nếu Ngài, hỡi Chúa, giữ lấy bản tường trình về tội lỗi, nếu Ngài ghé mắt nhìn xem tội lỗi của chúng tôi, thì ai sẽ còn sống chứ? Không một ai cả. Hết thảy chúng tôi đều bị định tội và bị rủa sả. Nhưng đấy là toàn bộ quan điểm của Thi thiên 130. Chúng ta kêu la từ chốn sâu thẳm của xấu hổ và tội lỗi, còn Đức Chúa Trời Ngài phán: “Những tin tức tốt lành đây: Với ta, có sự tha thứ”. Kinh thánh sử dụng một số hình ảnh để mô tả cách thức Đức Chúa Trời xử lý với tội lỗi của chúng ta:
Đức Chúa Trời đã xóa sự phạm tội ngươi như mây đậm (Êsai 44:22).
Đức Chúa Trời tha sự gian ác chúng nó, và chẳng nhớ tội chúng nó nữa (Giêrêmi 31:34).
Đức Chúa Trời ném mọi tội lỗi tôi ra sau lưng Ngài (Êsai 38:17).
Đức Chúa Trời ném hết thảy tội lỗi chúng nó xuống đáy biển (Michê 7:19).
Đức Chúa Trời đem tội lỗi chúng ta ra xa giống như phương Đông xa cách phương tây vậy (Thi thiên 103:12).
Khi Đức Chúa Trời tha thứ, Ngài quên tội lỗi của chúng ta, Ngài bôi bản tường trình, Ngài xóa cuộn băng đi để khi Ngài ấn nút, chẳng có điều gì hiện lên màn hình lớn ở trên trời. Mọi tội lỗi của chúng ta đã được tha, được quên đi, được cất bỏ, được chôn cất, và được bôi xóa. Chúng không còn xét đoán chúng ta nữa. Nguyện tư tưởng ấy bám mãi vào linh hồn bạn, và bạn sẽ không còn như trước đây nữa Nhưng làm sao có được như thế chứ? Làm sao Đức Chúa Trời có thể tha thứ cho chúng ta chứ? Tại sao Ngài không nhìn vào tội lỗi của chúng ta chứ? Đây là câu trả lời: Cách đây cũng đã lâu lắm rồi, Đức Chúa Trời đã nhìn thẳng vào thập tự giá của Con Ngài, là Đức Chúa Jêsus Christ. Khi chúng ta thành thật đủ để công nhận rằng chúng ta là gian ác và bất nghĩa, một dòng sông thương xót tuôn tràn ra từ thập tự giá của Đấng Christ và tội lỗi của chúng ta sẽ bị che đậy hết bởi huyết của Ngài. Chúng ta khám phá ra trong một phút được soi sáng rằng: với Đức Chúa Trời có ơn tha thứ.
Đấy là lý do tại sao Luther đã nói đây là phần quan trọng nhất trong Bài Tín Điều Các Sứ Đồ. Đấy là lý do tại sao đây là phần duy nhứt trong đời sống của Cơ đốc nhân được nhắc tới trong bài tín điều. Đây là toàn bộ tình huống đang sẵn có ở chỗ nầy. Mọi sự khác chỉ là chi tiết thôi.
Nếu bạn thấy bất tiện, mơ hồ vì cớ đường lối mà bạn đang sinh sống, nếu bạn đang phạm tội và không biết phải làm gì về sự đó, nếu bạn đang ở trong cái hố sâu thất vọng, bạn không phải ở đó nữa mà chi. Hãy chạy đến thập tự giá! Hãy chạy đi, đừng đi bộ, hãy chạy đến với thập tự giá và nắm chặt lấy Đức Chúa Jêsus Christ. Hãy tin cậy nơi Ngài làm Chúa và Cứu Chúa của bạn.
Với Đức Chúa Trời, có sự tha thứ. Đấy là lý do tại sao bài tín điều ghi: “Tôi Tin Sự Tha Tội”. Chẳng một điều chi khác quan trọng hơn thế. Vì vậy, tôi trở lại với câu mà tôi đã hỏi trên đây: Có phải tội lỗi của bạn đã được tha và bạn biết rõ sự ấy chăng?
Êm Dịu
Vào chiều ngày thứ Sáu, Tổng thống Reagan được đưa vào yên nghỉ ở thư viện của Tổng thống ở Simi Valley, California. Trong khi chờ xe tang đến để làm lễ an táng, một tốp lính và dàn nhạc trổi lên những bài hát tin lành mà vị Tổng thống rất ưa thích. Trong số đó là một bài thánh ca mời gọi rất xưa, có đề tựa là: “Softly and Tenderly” [Êm Dịu]. Một câu trong bài hát có ấy ghi như sau:
Ôi tình yêu diệu kỳ mà Ngài đã hứa,
Hứa với bạn và với tôi!
Dù chúng ta đã phạm tội,
Ngài có ơn thương xót và tha thứ,
Tha thứ cho bạn và cho tôi.
Rồi điệp khúc vang lên:
Hãy về quê hương, Hãy về quê hương
Bạn là người đang mệt nhọc, Hãy về quê hương;
Chúa Jêsus đang tha thiết êm dịu gọi mời:
Hỡi tội nhân hãy hối tâm về quê hương.
Lời mời gọi ấy không những dành cho các vị Tổng thống. Mà lời kêu gọi ấy cũng dành cho tất cả chúng ta nữa. “Dù chúng ta đã phạm tội, Ngài có ơn thương xót và tha thứ. Tha thứ cho bạn và cho tôi”. Đức Chúa Trời đã làm mọi sự cần thiết cho bạn để được tha thứ. Mọi sự bạn phải làm là hãy đến. Hãy về quê hương với Đức Chúa Trời. Hãy đến trong danh của Chúa Jêsus. Hãy đến bởi phương thức thập tự giá và bạn sẽ được tha thứ. Nếu bạn bước qua Cửa #1, bạn sẽ tìm gặp Chúa Jêsus khi bạn đi qua Cửa #2.
Tôi xin đề nghị có một lời cầu nguyện đơn sơ dành cho bạn!?! Ngay cả khi tôi khích lệ bạn dâng lên lời cầu nguyện nầy, tôi lưu ý bạn rằng chỉ thốt ra những lời lẽ đơn sơ ấy sẽ chẳng cứu được bạn đâu. Cầu nguyện không cứu được. Chỉ có Đấng Christ mới cứu được mà thôi. Nhưng sự cầu nguyện là một phương tiện để đến với Chúa trong đức tin cứu rỗi thực sự. Nếu bạn nhơn đức tin cầu nguyện những lời nầy, Đấng Christ sẽ cứu lấy bạn. Bạn có thể lấy làm chắc về điều đó.
Lạy Chúa Jêsus yêu dấu, con biết rằng con là một tội nhân. Và con biết rằng con không thể tự cứu lấy mình được. Con không còn tin cậy vào những việc lành hay tôn giáo của con để được cứu rỗi. Bởi đức tin con rất biết ơn tiếp nhận lấy ân ban cứu rỗi của Ngài. Con sẵn sàng tin cậy Ngài làm Chúa và Cứu Chúa của con. Cảm tạ Ngài vì đã chịu chết thay cho con. Cảm tạ Ngài vì đã cất bỏ tội lỗi của con. Con hết lòng xưng nhận Ngài là Chúa và Cứu Chúa cả bây giờ và trong cả cõi đời đời nữa. Amen.
Bạn có dâng lên lời cầu nguyện ấy chưa? Nếu bạn đã cầu nguyện rồi và thực sự muốn nói ra lời cầu nguyện đó, xin hoan nghênh bạn đến với gia đình của Đức Chúa Trời.
Một lời sau cùng. Có khi Cơ đốc nhân nghe một bài giảng giống như bài nầy rồi lấy làm lạ không biết phải áp dụng nó thế nào!?! Nếu bạn đã nhìn biết Chúa rồi, cho phép tôi nói cho bạn biết cách áp dụng nó: Hãy quì gối xuống rồi nói: “Lạy Chúa Jêsus, cảm tạ Ngài vì đã tha tội cho con”. Hay hãy đứng dậy rồi nói: “Con xin chúc phước cho Chúa vì đã cất lấy tội lỗi của con”. Đừng cho ơn tha thứ của bạn là điều hiển nhiên. Nguyện người được chuộc của Chúa nói như thế. Nếu Đức Chúa Trời đã tha thứ tội lỗi của bạn, hãy vui mừng và lấy làm vui sướng đi. Đây là những tin tức tốt lành của Tin Lành đấy. Amen.